Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Tin - Sứ điệp về sinh thái - 01/06/2015

"Vinh Danh Người":
Sứ điệp về sinh thái, một "đòi hỏi của Đức Tin"

Tôn trọng công trình sáng tạo là một "đòi hỏi của Đức Tin": chính là một trong những lý do của sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhan đề là "Vinh danh Người". Tóm lại, một sự hòa giải giữa "sinh thái con người" và "sinh thái tự nhiên". Các yếu tố giải mã. Việc công bố hòa với lịch trình của gian hàng Triển lãm 2015.

Rôma – 01/6/2015 (ZENIT.org) Anita Bourdin

Sứ điệp thứ nhất của một vị giáo hoàng, hoàn toàn dành cho sinh thái – "tự nhiên" và "con người" - được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt dưới dấu hiệu thánh bổn mạng của ngài, thánh Phanxicô Assisi. Nhan đề của sứ điệp viện dẫn "Ca khúc thái dương" nổi tiếng của ngài: "Laudato sii" – "Vinh danh Người".
Một đòi hỏi của Đức Tin chúng ta
Một nhan đề được xác nhận bởi vị giám đốc Thư Viện phát hành của Vatican, cha Giuseppe Costa, sdb, hôm thứ bẩy, 30/5/2015, trong các cột báo hãng tin SIR (Thông tin tôn giáo) của HĐGM Ý. Ngài cũng cho biết, văn bản đã dấy lên một sự chú ý rất lớn trên toàn thế giới.
Đức Giáo Hoàng mới đây đã gợi ý về sự tôn trọng công trình tạo dựng nhân lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, trong bài giảng lễ của ngài hôm 24/5/2015: "Chúa Thánh Thần mà Đức Kitô đã gửi đến từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần tạo dựng, Đấng đã ban sự sống cho vạn vật, chỉ là một và một Đấng mà thôi".
Trong lúc người ta mong đợi phát hành sứ điệp của Đức Giáo Hoàng về tôn trọng công trình tạo dựng, đoạn văn này có thể hé mở cho thấy nội dung: "Sự tôn trọng tạo vật là một đòi hỏi của đức tin"; "khu vườn" trong đó chúng ta sinh sống không phải giao cho chúng ta để chúng ta khai thác nó, mà để chúng ta cầy cấy và gìn giữ trong tinh thần tôn trọng".
Đức Giáo Hoàng cũng lưu ý rằng không có sự tôn trọng Công Trình Tạo Dựng mà không có sự đổi mới tâm hồn con người: "Điều này chỉ có thể xẩy ra nếu ông Ađam – con người được hình thành từ đất – cũng để cho Thánh Thần đổi mới mình, nếu ông để Chúa Cha canh tân theo mẫu Đức Kitô, Ađam mới"…
Đức Giáo Hoàng đã viện dẫn Thánh Vịnh số 8 và nói rằng: "Như thế thì đúng, được đổi mới bởi Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể trải nghiệm sự tự do của con cái, hài hòa với mọi tạo vật khác, và chúng ta có thể nhìn ra nơi mỗi tạo vật một sự phản ánh vinh quang của Đấng Tạo Hóa, như một Thánh Vịnh khác đã khẳng định: "Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!" (Tv 8, 2. 10).

Một cột mốc tiến tới hội nghị Paris
Trong thông điệp của ngài gửi cho Hội Nghị XX các Nước thành viên của Hiệp Ước khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu ở Lima (tháng 12/2014), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tố cáo "tính trầm trọng của sự lơ là và sự bất động": theo Đức Giáo Hoàng, thời gian cấp bách.
Để chống thời tiết ấm lên một cách hữu hiệu", Đức Giáo Hoàng chỉ ra như một giải pháp "duy nhất": "một lời giải đáp tập thể có trách nhiệm vượt lên khỏi những lợi ích và những thái độ riêng biệt và diễn ra một cách tự do, tránh xa các áp lực chính trị và kinh tế" và phải "có khả năng cổ vũ một nền văn hóa liên đới, hội ngộ và đối thoại, thể hiện tinh thần trách nhiệm bảo vệ hành tinh và gia đình nhân loại". 
Đức Giáo Hoàng cho biết, ngài thất vọng về các kết quả của hội nghị Lima 2014 và ngài hy vọng có nhiều can đảm hơn ở Paris: "Quan trọng là chỉ có một thời gian ngắn giữa lúc bế mạc và cuộc hội ngộ Paris, để có thể nói là có một sự đóng góp nào đó. Cuộc hội ngộ ở Pêru không mang lại kết quả gì nhiều. Tôi đã thất vọng bởi sự thiếu can đảm: họ đã ngừng ở một điểm nào đó. Chúng ta hy vọng rằng các đại biểu tại Paris sẽ can đảm hơn và sẽ làm tiến triển mọi chuyện".
Nước Pháp sẽ chủ tọa Hội Nghị thứ 21 Các Bên của Hiệp Định khung Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu năm 2015. "Cuộc họp này là mấu chốt: nó phải dẫn tới sự chấp thuận một hiệp ước tổng quát thứ nhất mang tính cưỡng bách về khí hậu để giữ cho (sự gia tăng) nhiệt độ trái đất ở dưới 2°C", bộ ngành chuyên biệt của Pháp cho biết.
Cuộc Hội Nghị sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 11/12/2015. Nước Pháp đã chọn địa điểm tổ chức tại Paris, ở Paris-Le Bourget. Sẽ có khoảng từ 20 000 đến 25 000 người từ các nơi tới dự hội nghị, tổng cộng sẽ có 40 000 tham dự viên.
Trên chuyến bay Colombo-Manila, hôm 15/01/2015 vừa qua, ngài đã đặc biệt tuyên bố: "Khi bạn chiếm hữu thiên nhiên thái quá và khi bạn vượt quá giới hạn, thì cái văn hóa này sẽ quay lại chống bạn. Hãy nhớ tới Hiroshima".
Sự khôn ngoan của một người nông dân già
Ngài đã giải thích việc soạn thảo sứ điệp: "Chính Đức Hồng Y Turkson và nhóm của ông đã chuẩn bị chất liệu sơ khởi của sứ điệp. Sau đó, tôi đã đích thân làm việc với sự giúp đỡ của một số người. Rồi, với các nhà thần học, tôi phải làm bản thứ ba, và bây giờ thì tôi đã chuẩn bị xong bản thứ ba và tôi đã chuyển một bản sao cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho phân bộ thứ hai của Phủ Quốc Vụ Khanh và cho nhà thần học của Dinh Giáo Hoàng, để các vị đó kiểm soát xem tôi có nói điều gì "không ổn" không. Cách đây ba tuần lễ, tôi đã nhận được hồi đáp của các vị đó, nhiều cái lớn như thế này, nhưng tất cả đều mang tính xây dựng. Và bây giờ, tôi sẽ dùng cả một tuần lễ, vào tháng Ba, để hoàn tất. Tôi nghĩ rằng cuối tháng ba sứ điệp sẽ xong và sẽ được gửi đi phiên dịch".
Ngài đã khuyến khích đối thoại liên tôn trong đề tài này: "Tôi tin rằng đối thoại với các tôn giáo là quan trọng về vấn đề này. Các tôn giáo khác có một cách nhìn hoàn hảo. Cũng trên điểm này, chúng ta đồng ý đế có cùng một cách nhìn".
Ngài đã viện dẫn, trong những nguồn khác, thí dụ Amazonie: Tôi còn nhớ - quý vị đã nghe chuyện này rồi – một ngày nọ, có một ông cụ nông dân nói với tôi; 'Thiên Chúa luôn tha thứ, con người chúng ta thỉnh thoảng cũng tha thứ, nhưng thiên nhiên không bao giờ tha thứ'. Nếu bạn tát vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng sẽ tát lại bạn. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã khai thác thiên nhiên thái quá: phá rừng chẳng hạn. Tôi còn nhớ ở Aparecida, tôi đã không mấy hiểu vấn đề khi tôi nghe các Đức Giám Mục ở Brasil nói đến nạn phá rừng ở Amazone, tôi đã không hiểu nổi. Rừng Amazone là lá phổi của thế giới. Rồi, cách đây 5 năm, với một ủy ban nhân quyền, tôi đã đệ trình một đơn khởi kiện lên Tòa Án Tối Cao của Argentina để ngăn chặn, ít là tạm thời, một sự phá rừng khủng khiếp ở miền Bắc đất nước này, ở Salta, Tartagal. Đó là một mặt. Và rồi, lại còn nạn độc canh nữa. Thí dụ, nông dân biết rằng nếu trồng lúa mì trong ba năm, thì sau đó phải ngừng và trồng thứ khác trong một vài năm, để tái tạo chất nitrate của đất, để đất tái sinh. Thí dụ, hôm nay, ở quê nhà, người ta chỉ trồng đậu nành và trồng kê đến độ đất bạc mầu. Tất cả nông dân không làm như thế. Nhưng đó là một thí dụ, còn nhiều thí dụ khác nữa. Tôi nghĩ là con người đã đi quá mức".
Sinh thái con người và thiên nhiên
Cũng mới đây, hôm 28/5/2015, Đức Hồng Y Turkson, một chủ chốt của văn bản này, đã gợi ý về sự hòa giải giữa "sinh thái con người" và "sinh thái thiên nhiên". Nhân dịp Triển Lãm Milan 2015, vị chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng "Công Lý và Hòa Bình" đã cho biết "những chủ đề chính của sứ điệp mới sẽ là sinh thái con người và sinh thái thiên nhiên". Và xác định: "Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa đã dựng lên hai vật: Trái Đất và con người, khu vườn và con người. Quý vị không thể yêu mến Thiên Chúa mà không yêu mến những thứ Người dựng lên (…) Giáo Hội không trực tiếp lo về môi trường sinh thái, nhưng Giáo Hội thu hút sự chú ý về vấn đề này. Giáo Hội phải đồng hành với nhân loại và Sứ Điệp sẽ đi theo hướng này". Ngài đã nhấn mạnh rằng người ta không thể "yêu mến Thiên Chúa" mà không yêu mến và tôn trọng công trình tạo dựng của Người.  
Sứ Điệp sẽ được giới thiệu tại Vatican từ nay đến trung tuần tháng 6: ngày 11/6 chăng? Ngày đó là Ngày của Tòa Thánh tại Cuộc Triển Lãm Milanô, với hai hoạt động, một cái chống sự tệ hại của nạn đói trên thế giới – cũng có thể coi như chủ đề sinh thái – và cái kia dưới sự bảo trợ của thánh Phanxicô: "Những khuôn mặt của trái đất – Laudato si', mi' Signore, per sora nostra matre terra", "Lậy Chúa, Vinh Danh Người, vì người trị vì trái đất của chúng con". Với sự tham gia của ông Nicolas Hulot (nhà sinh thái học nổi tiếng của Pháp).
Mạc Khải phỏng dịch   
(1 juin 2015) © Innovative Media Inc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét