Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Hành trình Đức tin _ 03. Linh mục - Bác sỹ Nguyễn Viết Chung

Tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ

Nguyễn Viết Chung

Trần Duy Nhiên



 Linh mục Augustine và một giáo dân

Một con người lặng lẽ

Tháng 4 năm 2002, linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn phối hợp với Viện Y Dược học Dân tộc TP. Sài Gòn tổ chức một khóa huấn luyện cho những người thiện chí xung phong chăm sóc người nghiện ma túy. Tôi để ý đến một người trung niên khắc khổ, lặng lẽ theo dõi chăm chú và cặm cụi ghi chép những bài học về lý thuyết và chữa trị theo phương pháp cổ truyền do các bác sĩ Đông y của Viện giảng dạy. Tôi hỏi một nữ tu trong Ban Tổ chức xem người ấy là ai. Câu trả lời làm tôi ngỡ ngàng: đó là bác sĩ Tây y Nguyễn Viết Chung, một chuyên viên về ký sinh trùng và da liễu.

Hai tháng sau, cũng tại viện Y Dược học Dân tộc, cha Sơn tổ chức một khóa cai nghiện mang tên là Khóa Phục sinh. Các bác sĩ của viện phụ trách phần chữa trị thể lý. Các linh mục, tu sĩ và một vài giáo dân đến giúp củng cố phần tâm linh. Một hôm, tôi đến dự giờ cầu nguyện buổi tối do một nữ giáo dân hướng dẫn. Sau phần trình bày lý thuyết, vị ấy yêu cầu những ai thấy cần được đặt tay cầu nguyện thì hãy bước lên. Bác sĩ Chung cũng là một người theo giúp khóa ấy. Ông bước lên đầu tiên, quỳ xuống trước mặt người giáo dân kia, xin đặt tay cầu nguyện cho mình. Cử chỉ khiêm tốn này làm cho nữ tu phụ trách nhóm cai nghiện cảm động nói với tôi: “Thầy Chung là phó tế sắp được thụ phong linh mục trong một ngày gần đây.

Cuối năm 2002, tôi được Dòng Vinh Sơn mời đến dạy Pháp văn cho một số thầy chuẩn bị đi học thần học ở nước ngoài. Tại đây, tôi gặp thầy phó tế, bác sĩ Chung. Thế rồi, qua những chia sẻ khiêm tốn nhưng đầy chân tình, tôi biết được chiều kích cao vời của một con người mờ nhạt, thậm chí điên rồ, nếu ta nhìn với nhãn quan của xã hội ngày nay. Sau đây là hành trình của một tâm hồn qua những chặng đường hiếm thấy.

Suy niệm cùng ĐTC Phanxicô - CN XXI TN B - Bánh Hằng Sống

"Đối với tôi Chúa Giêsu là ai?"
Câu hỏi của Đức Giáo Hoàng cho mỗi người

Bản dịch toàn văn bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào giờ Kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 23/8/2015: "Đối với tôi, Chúa Giêsu là ai ?"

Rôma – 24/8/2015 (ZENIT.org)

"Đối với tôi, Chúa Giêsu là ai?" Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy đặt câu hỏi này với mình mỗi ngày.
Sau đây là bản dịch toàn văn lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 23/8/2015.
Thân chào quý anh chị em!
Ngày hôm nay kết thúc việc đọc chương 6 Tin Mừng theo thánh Gioan và bài diễn từ về "Bánh hàng sống", do Chúa Giêsu giảng dạy vào ngày hôm sau phép lạ nhân bánh và cá ra nhiều. Cuối bài giảng, sự hồ hởi to lớn của ngày hôm trước trùng xuống vì Chúa Giêsu đã phán, Người chính là bánh bởi trời, và Người sẽ ban thịt máu người làm của ăn, của uống, ngụ ý rõ ràng loan báo sự hy sinh mạng sống của chính Người. Những lời này đã làm người ta thất vọng, họ cho là không xứng đáng với Đấng Mêsia: không phải những lời lẽ "đả kích". Nhiều người đã coi Chúa Giêsu như thế này: là một Đấng Mêsia, đáng lẽ phải nói và hành động để hoàn thành sứ mạng của Người, ngay lập tức. Chính trên điểm này, họ đã lầm lẫn: về cách thức hiểu biết về sứ mạng của Đấng Mêsia! Kể cả các môn đệ cũng không thể chấp nhận ngôn ngữ đáng lo ngại của Thầy. Và đoạn Tin Mừng ngày hôm nay cho thấy rõ là họ đã không thoải mái: "Lời này chướng tai quá! các ông nói. Ai mà nghe nổi?" (Ga 6, 60).
Thực chất, các môn đệ đã hiểu rõ bài giảng của Chúa Giêsu. Hiểu rõ đến độ các ông không muốn nghe nữa, bởi vì đó là một bài giảng gây bất ổn cho cách suy nghĩ của các ông. Lời của Chúa Giêsu luôn gây bất ổn cho chúng ta, thí dụ trước tinh thần thế gian, trước sự trần tục. Nhưng Chúa Giêsu cũng ban cho chìa khóa để vượt qua khó khăn, một cái chìa khóa có 3 yếu tố. Trước hết là nguồn gốc Thiên Chúa: Người từ trời giáng thế và Người sẽ lên trời, "nơi Người đã ở trước kia" (Ga 6, 62). Thứ nhì: Lời của Nguời chỉ có thể hiểu được qua tác động của Thần Khí. Đấng "làm cho sống" (Ga 6, 63), đích thực là Đấng làm cho chúng ta hiểu rõ Chúa Giêsu. Thứ ba: lý do đích thực, nếu người ta không hiểu được lời Người, thì đó chính là sự thiếu đức tin: "Trong anh em có những kẻ không tin" (Ga 6, 64), Chúa Giêsu phán. Từ đó, Tin Mừng chép rằng: "nhiều môn đệ rút lui" (Ga 6, 66). Trước tất cả những sự ra đi đó, Chúa Giêsu không hề có những nhượng bộ, Người không dịu giọng; thực chất, Người bắt phải làm một sự lựa chọn chính xác: ở lại với Người hay rời bỏ Người. Người phán với nhóm Mười Hai; "Anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" (Ga 6, 67).

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Gia đình (tt) - Cầu nguyện

"Cầu nguyện đưa chúng ta về với thời gian
của Thiên Chúa"

Đức Giáo Hoàng đã kết thúc, trong khuôn khổ chuỗi Bài giáo lý về gia đình, suy niệm tập trung chung quanh ba yếu tố cốt lõi: ngày lễ, lao động và cầu nguyện.

Rôma – 27/8/2015 (ZENIT.org)

Đức Giáo Hoàng đã dành Bài giáo lý ngày thứ Tư 26/8/2015, trên quảng trường Thánh Phêrô, cho cầu nguyện trong gia đình vốn "đưa chúng ta trở về với thời gian của Thiên Chúa"
Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng.
***
Thân chào quý anh chị em!
Sau khi suy ngẫm về cách mà gia đình sống trong những ngày lễ và trong lao động, bây giờ  chúng ta sẽ xét về thời gian cầu nguyện. Điều mà người Kitô hữu thường than phiền, chính là liên quan đến thời gian; "Đáng lẽ tôi phải cầu nguyện nhiều hơn…: tôi muốn làm như thế, nhưng nói chung, tôi không có thời gian". Chúng ta nghe điều này liên tục. Sự hối tiếc, đương nhiên là thành thật, bởi vì tâm hồn luôn đi tìm cầu nguyện, kể cả có khi vô thức, và nếu tâm hồn không tìm được thì nó sẽ không yên. Nhưng để cho tâm hồn và cầu nguyện gặp được nhau, cần phải vun trồng trong tâm hồn một tình yêu "nồng nhiệt", một tình yêu cảm xúc đối với Thiên Chúa.
Chúng ta có thể tự đặt cho mình một câu hỏi đơn giản. Không có vấn đề để hết lòng tin vào Thiên Chúa, không có vấn đề để hy vọng sự trợ giúp của Người trong những khó khăn, không có vấn đề để cảm thấy như một bổn phận phải tạ ơn Nguời. Tất cả suy nghĩ trên đều đúng cả. Nhưng liệu chúng ta có thực tình yêu mến Chúa một chút hay không? Nghĩ tới Thiên Chúa, chúng ta có thấy mình bị đánh động hay không, có làm chúng ta tư lự hay không, có sưởi ấm chúng ta hay không?
Chúng ta hãy nghĩ tới cách trình bầy của điều răn lớn, chỗ dựa cho những điều răn khác: "Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng hết dạ, hết sức ngươi" (Đnl 6, 5; x. Mt 22, 37). Công thức đã phải dùng đến ngôn ngữ mạnh mẽ của tình yêu, khi áp dụng vào Thiên Chúa. Như thế, nơi đó mới chính là nơi mà tinh thần cầu nguyện cư ngụ. Và nếu nó cư ngụ ở đó, nó sẽ ở đó vĩnh viễn và sẽ không trở ra nữa. Liệu chúng ta có thể nghĩ tới Thiên Chúa như nghĩ tới sự ve vuốt mà chúng ta có trong đời, trước đó, chúng ta chưa hề hiện hữu? Một sự ve vuốt mà chẳng cái gì, kể cả cái chết, cũng không có thể tách rời ra khỏi chúng ta được? Hay ngược lại, chúng ta có hình dung Người chỉ là một Đấng cao trọng, Đấng Toàn Năng đã làm nên mọi sự, Vị Quan Tòa kiểm soát từng hành động? Đương nhiên là rất chính xác. Nhưng chỉ khi Thiên Chúa là trung tâm của tất cả những gì chúng ta yêu thích, thì ý nghĩa của những câu nói trên mới tỏ ra trọn vẹn. Như thế, chúng ta hạnh phúc và kèm thêm một chút bối rối bởi vì Người nghĩ đến chúng ta, và nhất là, Người yêu thương chúng ta! Điều này không phải là gây ấn tượng sao? Không phải là đáng xúc động khi Thiên Chúa vuốt ve chúng ta bằng tình yêu của một người cha hay sao? Thật quá đẹp! Người có thể chỉ tỏ ra là Đấng Tối Cao, ban ra các điều răn và chờ đợi kết quả. Nhưng Thiên Chúa đã làm và tiếp tục làm nhiều hơn điều đó vô cùng. Người đồng hành trên đường đời với chúng ta, Người che chở chúng ta, Người yêu thương chúng ta.

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Gia đình (tt)- Lao Động

"Ngày lễ và lao động là thành phần công trình
tạo dựng của Thiên Chúa"

Bản dịch toàn văn Bài giáo lý về gia đình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đọc trong buổi triều kiến chung ngày thứ Tư 19 tháng 8 năm 2015, với chủ đề Lao Động.

Rôma – 20/8/2015 (ZENIT.org)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục các Bài giáo lý của ngài về gia đình và lao động nhân buổi triều kiến chung sáng ngày thứ Tư, 19/8/2015, trong sảnh đường Phaolô VI của điện Vatican. Sau đây là bản dịch toàn văn Bài giáo lý được đọc bằng tiếng Ý.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Thân chào quý anh chị em!
Sau khi suy ngẫm về giá trị của ngày lễ trong đời sống gia đình, hôm nay chúng ta tạm dừng chân trên một yếu tố bổ túc với nó: đó là lao động. Cả hai là thành phần của công trình tạo dựng của Thiên Chúa, ngày lễ và công việc làm.
Công việc làm, nói chung là cần thiết để chu cấp cho những nhu cầu của gia đình, để nuôi dưỡng con cái, để bảo đảm một cuộc sống xứng đáng cho những người thân của mình. Điều tốt đẹp nhất có thể nói về một người đứng đắn, lương thiện, là: "Đó là một người chăm làm", một người làm việc, một người mà, trong cộng đoàn, không sống bám vào người khác. Hôm nay tôi thấy có nhiều người Argentina ở đây, và tôi nói như vẫn thường nói ở bên nhà: "No vive de arriba" [tiếng Tây Ban Nha: "không sống trên lưng người khác" ctnd].
Và quả là thế, thành ngữ quen thuộc này làm cho chúng ta hiểu rằng lao động, dưới thiên hình vạn trạng, cũng chăm lo cho công ích. Và người ta học được cách sống gắn liền với lao động? Trước hết, người ta học lao động trong gia đình. Gia đình giáo dục lao động bằng gương mẫu của cha mẹ: ba má làm việc vì lợi ích của gia đình và của xã hội.
Trong Phúc Âm, Thánh Gia Nazareth xuất hiện như một gia đình của những người lao động, và chính Chúa Giêsu được gọi là "con bác thợ mộc" (Mt 13, 55) hay thẳng thừng là "anh thợ mộc" (Mc 6, 3). Và thánh Phaolô đã không quên cảnh báo các Kitô hữu rằng "Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn" (2 Tx 3, 10). (Đây cũng là một phương thức tốt để xuốngg cân đó: không làm, không ăn!). Thánh Tông Đồ rõ ràng ám chỉ thuyết duy linh sai lạc của một số người, thực chất, đang sống bám vào các anh chị em của họ mà "chẳng làm việc gì" (2 Tx 3, 11). Sự dấn thân trong lao động và đời sống thiêng liêng, trong quan niệm Kitô giáo, không hề đối nghịch nhau. Quan trọng là phải hiểu rõ điểm này. Cầu nguyện và lao động phải ở cùng với nhau trong sự hài hòa, như thánh Biển Đức đã dạy. Thiếu lao động làm tổn hại linh hồn cũng như thiếu cầu nguyện làm tổn hại đến hoạt động thực tiễn.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Suy niệm ĐTC Phanxicô - Lễ Mẹ Lên Trời 15.08.2015

Đức Maria, "nữ tín hữu vĩ đại"

Chúng tôi công bố bản dịch toàn văn của bài suy niệm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô 
trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 15 tháng 8 năm 2015

Rôma – 17/8/2015 (ZENIT.org)



Thân chào quý anh chị em và chúc mừng Lễ Đức Mẹ,
Hôm nay, Giáo Hội mừng một trong những ngày lễ quan trọng nhất kính Đức Rất Thánh Đức Mẹ Maria: lễ Đức Mẹ Lên Trời. Cuối cuộc đời trần thế, Mẹ Đức Kitô đã được lên trời cả hồn và xác, nghĩa là trong vinh quang của đời sống vĩnh cửu, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Đoạn Phúc Âm ngày hôm nay (Lc 1, 39-56) cho chúng ta thấy Đức Maria, ngay sau khi thụ thai Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, đã đi thăm bà Elizabeth, người chị họ lớn tuổi, vì bà cũng được mang thai một cách kỳ diệu một đứa con trai. Trong cuộc gặp gỡ đầy ơn Chúa Thánh Thần đó, Đức Maria đã bẩy tỏ niềm vui mừng của mình bằng bài ca Magnificat bởi vì Bà đã ý thức đầy đủ ý nghĩa của những sự kiện vĩ đại đã xẩy đến trong cuộc đời của Bà: qua sự trung gian của Bà, chính là tất cả sự đợi chờ của dân Bà đã được đã được hoàn tất.
Nhưng Phúc Âm cũng cho chúng ta thấy một nguyên nhân đích thực sự cao trọng của Đức Maria và hạnh phúc của Bà: nguyên nhân đó, chính là đức tin. Quả vậy, bà Elizabeth đã chào mừng bằng những lời này: "Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em" (Lc 1, 45). Đức tin là trung tâm điểm của tất cả câu chuyện của Đức Maria; Bà là một nữ tín hữu, một nữ tín hữu vĩ đại. Bà biết và bà nói ra - rằng trong lịch sử, bạo lực của kẻ có quyền, sự kiêu căng của kẻ giầu có, sự ngạo nghễ của kẻ hợm hĩnh luôn đè nặng. Mặc dù tất cả những thứ đó, Đức Maria tin và tuyên xưng Thiên Chúa không bỏ cô đơn con cái Người, những người khiêm hạ, nghèo khó, nhưng Người cứu vớt họ với lòng thương xót, một cách nhanh chóng, bởi vì Người lật đổ những kẻ có quyền xuống khỏi ngai bệ của chúng và bỏ những kẻ kiêu căng lạc lõng trên những con đường vòng vèo của lòng dạ chúng. Đó là đức tin của Mẹ chúng ta, đó là đức tin của Đức Maria!

Hành trình Đức Tin - (2). Arong Y Lo´

Dân làng thấy chúng tôi có con và hạnh phúc,
 nên xin theo đạo

Ama Huệ ARONG YLÓ
Tôi tên là ARONG Y LÓ, buôn Ariêng, Huyện la Hleo, tỉnh Đăk lăk. Sinh năm 1966.
Đã lập gia đình 12 năm mà không có con. Hai vợ chồng tôi đi khám và chữa bệnh suốt 4 năm liền, tiền bạc hết sạch mà vẫn không thể sinh em bé. Bác sĩ nói chúng tôi bị vô sinh. Hai vợ chồng buồn, không biết phải làm gì. Trước khi biết Chúa tôi đã học xong trung cấp Lý Luận Chính trị 3 năm, và chuyển về công tác 5 năm ở xã la Hral.
Tôi hút thuốc và uống rượu rất nhiều, bao nhiêu tiền lương đều đổ vào quán rượu, không còn đồng nào cho gia đình. Do vậy, vợ rất buồn và nghĩ là ngoài Chúa không còn lối thoát nào nữa nên đề nghị đi tìm Chúa. Tôi đồng ý đưa vợ tôi đi tìm Đạo, còn mình thì không muốn.
Sau đó 2 năm, trên đường đi tập huấn về nhà, tôi ghé nhà Ama Sơn ăn cơm và uống rượu. Chỉ mới 1 xị nhưng tôi cảm thấy trong người khó chịu và chào xin về nhà. Nhưng chỉ mới đi được khoảng 20 mét, ngay giữa quốc lộ 14, cây số 86, vào khoảng 12g trưa, tôi lại thấy 1 khu rừng rậm rạp, như chưa từng có ai đi qua. Tôi không biết đường nào để về nhà nữa. Quá sợ hãi, tôi chỉ biết ngồi khóc. Ngay lúc đó tôi thấy xuất hiện một người phụ nữ cao to, da đỏ hồng, mặc váy áo dài trắng, khăn trùm đầu cũng trắng đi ngang qua. Tôi kêu cứu “ơ Yă, lăi brơi kơ kâo jơlan nao pơ sang kâo” (Bà ơi, chỉ giùm đường cho tôi về nhà). Tôi kêu 2 lần nhưng Bà không nghe, đến lần thứ ba Bà ta mới quay lại và nói “Jơlan gah iâo jơlan nao pơ sang ih yơh anun! Mơng anai pơ anap ih anam mơnhum tơlpai dơng tah ho. Nao hiam bẹ ih!” (Đường bên trái là đường về nhà con đó. Từ nay về sau con đừng uống rượu nữa nhé. Hãy đi bình an). Ngay lúc đó rừng rậm biến mất và tôi thấy mình đứng ngay giữa đường lộ, xe cộ chạy qua lại rất nhiều mà không tông vào tôi. Về đến nhà, chiều tôi không đi tập huấn nữa. Tôi kể cho vợ nghe chuyện xảy ra thì vợ nói “Yang pơbuh brơi kơ ih yơh anun, ta hyu sem Đạo bẹ! (Yang cho anh thấy đó, chúng ta hãy đi tìm Đạo). Tôi chở vợ đi về nhà thờ Plei Kly, gặp anh em Jrai đang tập múa chuẩn bị đi Đại Hội La Vang lần 26 (Năm 2000). Lúc đó tôi hỏi họ muốn theo Đạo thì xin ai? Họ dẫn tôi tới nhà Cha Tín. Tôi nói với Cha là chúng tôi muốn theo Đạo. Cha đưa vợ chồng tôi lên nhà nguyện Plei Kly, đặt tay cầu nguyện, trao cho một cây Thánh giá và nói: Đây là Thánh giá, Chúa ở cùng gia đình anh chị luôn mãi. Anh chị cố gắng học hỏi Lời Chúa, đón nhận Thần Khí và phép Thanh Tẩy để trở thành con cái của Chúa”. Chúng tôi cám ơn Cha rồi về lại nhà, cách đó 50 km.

Bản tin OMCC tháng 8 - 2015

Mời xem và download:

PHONG TRÀO CURSILLO CHÂU PHI
HÃY TRỢ GIÚP!

Chúng ta hãy trợ giúp để phát triển PT Cursillo ở Châu Phi!
Nếu tất cả chúng ta muốn, chúng ta sẽ có được đội trợ tá và phương tiện để thực hiện nhiều Khóa Cursillos hơn tại Châu Phi cũng như những nơi khác trên thế giới, những nơi PT Cursillo chưa hiện diện.
Các tình nguyện viên được yêu cầu hình thành các đội trợ tá và tiền bạc để tổ chức và thực hiện các khóa Cursillo ở lục địa đang khao khát Thiên Chúa này. Trợ giúp bằng cầu nguyện và hy sinh, nhưng cũng rất cần sự hỗ trợ tiền bạc của các bạn.
Chúng tôi kêu gọi mỗi người đóng góp một đơn vị tiền tệ quốc gia của bạn (1 euro, 1 đô la, 1 pound, 1 ...). Cùng với nhau chúng ta sẽ có hàng triệu đồng!
Xin gởi đóng góp vào tài khỏan:
IBAN: PT50003503040001444380080
BIC: CGDIPTPL
NAME: FAUSTO JORGE CARVALHO DAMASO
oooOOOooo

Thật hữu ích để nhớ đến những khoảnh khắc quan trọng nhất của PT Cursillo.

Một chút lịch sử:

1902 – Manuel Aparici Navarro sinh tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 11 tháng 12,

1905 – Juan Hervás I Benet sinh tại Puzol, Valencia, Tây Ban Nha ngày 30 tháng 11,

1913 - Sebastián Gaya Riera sinh tại Felanitx, Mallorca, Tây Ban Nha, ngày 30 tháng 7.

1917 - Eduardo Bonnín Aguiló sinh tại Palma de Mallorca, Tây Ban Nha, ngày 4 tháng 5.

1923 - Juan Capo Bosch sinh tại Andratx, Mallorca, Tây Ban Nha, ngày 20 tháng 5.

1936-1939 – Nội chiến Tây Ban Nha.

1940 – ngày 6 tháng 2, Đức Giáo Hoàng Piô XII đưa ra phát biểu kêu gọi việc truyền giáo, lời phát biểu đả tạo cảm hứng cho Eduardo Bonnín soạn thảo bài nói  “Nghiên Cứu Môi Trường” của ông. Hội đồng Quốc gia JACE (đoàn Thanh niên Công Giáo Tiến Hành Tây Ban Nha), đứng đầu là Manuel Aparici, đã củng cố một sự chuẩn bị kỹ lưỡng theo lý tưởng cuộc hành hương thiêng liêng đến Santiago de Compostela thông qua các khóa học ngắn dành cho Những Người Hành Hương Tiên Khởi "Cursillos for Advanced Pilgrims" tại các giáo phận, được hướng dẫn bởi các thành viên của Hội đồng Quốc gia của JACE, và các khóa học ngắn cho những nhà lãnh đạo cuộc hành hương "Cursillo for Leaders of Pilgrims" tại các giáo xứ, được hướng dẫn bởi các thành viên của Hội đồng giáo phận.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Bài học cuộc sống - Người thợ điêu khắc

NGƯỜI THỢ ĐIÊU KHẮC

Ông sống tận cuối làng, cô đơn và khó tính. Không giao du qua lại với ai. Ngày lại ngày, có việc thì cặm cụi đục đẽo, không việc thì lúi húi chăm sóc miếng vườn nhỏ, trồng dăm bụi sắn, vài luống rau và ít bụi hoa. Người trong làng thỉnh thoảng ghé đến nhưng thấy bản tính ông ghẻ lạnh nên cũng chẳng ai muốn chơi. Nguồn thu nhập chính của ông là khắc tượng gỗ. Danh tiếng ông khá lẫy lừng, nhiều ngôi chùa ở những nơi xa tìm ông để đặt hàng. Từ những bức tượng Phật Thích Ca uy nghi, to lớn cho đến những pho tượng chỉ bằng nắm tay, ông đều nhận cả.

Một ngày kia có vị Linh Mục đến đặt hàng làm ông ngỡ ngàng. Đây là lần đầu tiên trong đời điêu khắc của ông có một “ông Cha” giao tiếp với ông, thứ đến là loại hàng này ông chưa từng bao giờ thử qua!

Ông Cha này rất điềm đạm và bình dân, cho ông một cảm giác gần gũi, thân thiện. Hàng đặt là một tượng Thánh Giá cao tới hai mét rưỡi và chiều ngang một mét chín, nằm trên Thánh Giá này là tượng Chúa Giê-Su cao một mét bảy.

-          Nhưng thưa ông, Chúa Giê-Su là ai, tôi không biết rõ, làm sao tôi có thể khắc đúng như ông đòi hỏi?

Vị Linh Mục thoáng ngẩn người, ông mau chóng lục chiếc cặp đang mang theo người, lấy ra một bức ảnh chịu nạn đưa cho người thợ, ông này cầm lấy ngắm nghía với cặp mắt nhà nghề, giọng đầy phân vân:

-          Thú thật với ông, tôi chưa từng khắc tượng… Chúa! Từ trước đến nay tôi chỉ khắc tượng Phật, tượng Thần. Đối với Chúa, tôi cảm thấy xa lạ lắm. Ông có cái gì về Chúa nữa không để tôi nghiên cứu thêm, chứ bức ảnh này tôi e chưa đủ để giúp tôi có thể lột tả được cái Thần. Ông biết đấy, tôi đặt cao lương tâm nghề nghiệp…

Vị Linh Mục nhìn ông thợ điêu khắc đầy thiện cảm, ông trao cho người thợ một cuốn sách:

-          Đây là cuốn Kinh Thánh của Đạo chúng tôi, hy vọng ông sẽ biết đầy đủ về Ngài.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Palanca hướng về ngày truyền thống PTXL - 12.09.2015

THÔNG TIN PHONG TRÀO
Ngày 16/08/2015

Kính thưa quý Cha, quý Tu sỹ và quý anh chị,

Trong tâm tình cảm tạ hồng ân Chúa và hướng đến các công việc tiếp theo, BPV chúng em xin gởi đến quý anh chị một số thông tin sau:

Về việc thực hiện Kế hoạch Mục vụ PTXL 2014-2015 và Dự thảo Phương hướng PTXL 2015-2016

Trong buổi Sinh hoạt Trường Lãnh Đạo sáng ngày 16/08/2015, với sự đồng hành hướng dẫn của Cha LH Giuse, BPV GP đã cùng với ACE lãnh đạo PT đúc kết Kế hoạch Mục vụ 2014-2015 và cùng nhau chia sẻ, góp ý về bản Dự thảo phương hướng PTXL 2015-2016.

Với những góp ý của ACE, BPV sẽ tổng hợp vào Kế hoạch Mục vụ PTXL 2015-2016 trình TGM xem xét và triển khai thực hiện trong các sinh hoạt Trường Lãnh Đạo những tháng tiếp theo.
Ước mong với sự chung tay góp sức của tất cả ACE, kế hoạch củng cố và thăng tiến Hậu Cursillo sẽ tạo nên sức sống mới và tinh thần hăng say đào luyện nơi mỗi ACE hầu góp phần thăng tiến từng Nhóm và Liên Nhóm.

Về Palana:

Tại buổi sinh hoạt, Nhóm Khối Tiền đã phát động làm Palanca qua việc thực thi đời sống theo tinh thần ”Kiềng Ba Chân” của PT cùng những  hy sinh – cầu nguyện hết mọi ngày trong đời sống của từng ACE cursillista.

Mỗi LN sẽ tổng hợp tất cả Palanca của toàn thể ACE trong LN từng tháng và gửi về Quỹ Palanca của PT.

Địa chỉ tiếp tục nhận Palanca: palanca.xuanloc@gmail.com

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGÀY TRUYỀN THỐNG PTXL 12.09.2015

Trong tâm tình cảm tạ và tri ân, mừng Năm Thánh Kim Khánh Giáo Phận Xuân Lộc (1965-2015), được phép của quý Đức Giám Mục Giáo Phận, Đức Ông Vinh sơn và Cha LH Giuse, BPV sẽ tổ chức ngày sinh hoạt truyền thống của PTXL tại TGM XL với nội dung như sau:

HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH MỪNG KIM KHÁNH GIÁO PHẬN
ĐẠI ULTREYA VÀ THÁNH LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG PTXL (12.09.2015)

Thời gian: 8h00 ngày thứ Bảy, 12/09/2015
Địa điểm: Tòa Giám Mục Xuân Lộc
Chương trình:
-       08h00: Đón tiếp – Tham quan TGM
-       08h30: Khai mạc – Nghi thức lên đường
-       08h50: Sinh hoạt Phong trào
-       09h30: Quý Đức Cha, Đức Ông chia sẻ và ban huấn từ
-       10h30: Giải lao – TXCN
-       10h45: Thánh lễ
-       11h45: Liên hoan – Văn nghệ.
Chương trình chi tiết: xin xem trong Thiệp mời (Thiệp mời này BPV LN sẽ gửi đến từng quý Linh hướng và quý anh chị)


Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Tin PT - Hội thảo Hậu Cursillo - XL.08.08.2015

TIN NHANH HỘI THẢO HẬU CURSILLO

Ngày 08/8/2015

Thực hiện kế hoạch mục vụ năm 2015 của PT Cursillo Xuân Lộc. Ngày thứ Bảy 08/8/2015, đúng vào ngày lễ kính thánh Đaminh, quan thày của vị chủ chăn giáo phận, của một số quý cha LH và rất nhiều anh mang thánh hiệu Đaminh.
Chương trình dự kiến khai mạc lúc 08g00, nhưng mới hơn 07g00 đã lác đác thấy nhiều anh chị tập trung về giáo xứ Bùi Chu – hạt Phú Thịnh, nơi cha LH PT GP đang quản nhiệm.

Có lẽ qua lời bầu cử của thánh phụ Đaminh, thánh Phaolô quan thày mà Thầy Chí Thánh thương cho thời tiết thật dễ chịu, không mưa mặc dầu chiều hôm trước nơi nào cũng sũng ướt.

Thành phần tham dự ngoài gần hai trăm cursillistas đến từ 11 Liên nhóm trong giáo phận, anh chị em còn được vinh dự đón tiếp cha Giuse Nguyễn Trần Vĩnh Linh, quý dì Têrêsa Nguyễn Thị Mừng LN Tân Mai, dì Maria Lê Phương Hoa, dì Anê Nguyễn Thị Tịnh.

Hành trình Đức tin - (1). Ks Bùi Đức Hợp

Con đường theo Đức Kitô của
K.S. Bùi Đức Hợp


Nguyễn Đức Tuyên
Kỹ sư Bùi Đức Hợp sinh năm 1935 tại Xuân Bảng, Xuân Trường, Nam Định, trong một gia đình nho giáo, học tiểu học tại Nam Định, Thái Bình, học trung học Hồ Ngọc Cẩn, Trung Linh.


Năm 1954, một thân một mình di cư vào Nam. Tốt nghiệp kỹ sư công chánh, ra làm việc tại nhiều tỉnh, và nhiệm sở chót là Tổng Cuộc Kiều Lộ, Saigon. Năm 1975 ông bị kẹt lại Việt Nam.
Năm 1979 vượt biên trong một chuyến đi thập tử nhất sinh. Sang Hoa Kỳ, ông điều chỉnh lại bằng kỹ sư trong một thời gian kỷ lục, trở lại nghề cũ ở New Orleans, bang Louisiana. 
Trong suốt 25 năm lao động tại Hoa Kỳ ông đã trải qua 6 tai nạn lưu thông, và đã may mắn thoát hiểm trong gang tấc.
Ông có hai người con gái mà ông hết mực yêu thương. Con ông học hành thành tài, một bác sỹ y khoa, một cao học giáo dục. Cả hai đều không chịu an phận thủ thường như đa số mọi người mà trông gương ông, dành thì giờ và tiền bạc, chia sẻ cho những người nghèo khó ở khắp nơi, mãi tận Malawe (Phi châu), Columbia (Nam Mỹ) và Taipei (Đài Loan).
Ông còn 3 người anh đã lớn tuổi mà sự quyến luyến trong đại gia đình của ông rất mực “nho giáo”. Cụ Bùi Đức Khiết, anh ông, ở Hà Nội đã tìm về Đạo Chúa năm 2009.
Ông xin nghỉ hưu sớm, để làm thiện nguyện. Cuộc đời tâm linh, có một chuyển biến lớn lao nơi ông. Năm 1990, ông tin theo Công giáo với một niềm xác tín lạ lùng. Trong suốt cuộc đời, nhất là những năm sau này, ông đã làm được những việc có thể nói là không ai sánh kịp, thể hiện một tình yêu vô vị lợi, cho đi đến đồng tiền cuối cùng, hy sinh một cách tận hiến, không màng tới sức khỏe và gian nguy. Điển hình là ông đã giúp xây cất 15 ngôi Thánh đường tại vùng Yên Bái thuộc Giáo Phận Hưng Hóa, Bắc Việt.
Từ nhỏ, Bùi Đức Hợp sống trong một làng Phật giáo toàn tòng, chung quanh là những làng Công giáo với những tháp chuông cao vút. Lớn lên, ông theo học trung học Hồ Ngọc Cẩn, ở Trung Linh, Nam Định; các Chủng sinh Công giáo đều học chung với học sinh bên ngoài. Ông nói, có lần ông tâm sự với mấy Chủng sinh sau này trở thành linh mục: ’’Nếu cho tôi thấy phép lạ tôi sẽ theo đạo ngay”. Họ đều khuyên ông: ”Anh hãy cầu nguyện, phép lạ sẽ đến với anh”. Trải qua hai lần trỗi dậy, tình cờ vào năm 1988, ông đọc một câu trong Tân ước: ’’Phúc cho những kẻ không thấy mà tin”. Lời Ngài như đánh động ông. Ông không cần phép lạ nữa. Từ đó, ông bắt đầu tìm hiểu đạo Chúa.

Giới thiệu sách - Hành trình Đức Tin

GIỚI THIỆU SÁCH
HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN
NHỮNG TRƯỜNG HỢP TÌM VỀ ĐẠO CHÚA

Trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội Công Giáo, chúng ta từng chứng kiến nhiều người đơn sơ, chất phác đã theo Chúa một cách hồn nhiên. Bên cạnh đó là những người trưởng thành đã đến với Chúa như một ơn gọi hết sức đặc biệt làm cho nhiều người sửng sốt, ngạc nhiên. Những quý vị đó đã gặp gỡ Thiên Chúa một cách đầy ý thức, tự do, tự nguyện mà động lực chính là chân nhận ra tình yêu vô biên của Ngài; nhiều khi qua những tấm gương hy sinh, vị tha và can đảm của các Kitô hữu.

Một điều cũng khiến chúng ta lưu tâm và hết sức cảm phục là chính những quý vị đó đã trở thành những chứng nhân sống động cho lòng tin của mình bằng những gương sáng nổi bật trong cuộc sống để thể hiện niềm tin sắt son ấy.

.....

Con đường Tìm về Đạo Chúa là con đường thiên hình vạn trạng, trải qua những biến có nội tâm, không sao kể ra cho hết. Trong tập sách nhỏ này, chúng tôi cũng không có thể viết về hết mọi người mà xin lựa chọn những trường hợp điển hình, với những đặc thù đáng nêu gương.

Chúng tôi đã cố gắng mời gọi những tân tín hữu viết về cảm nghiệm đến với Thiên Chúa của từng vị, nhưng vì sự khiêm tốn, nhiều vị không muốn viết ra.

Ở đây chúng tôi cũng xin giới thiệu 2 trường hợp tín hữu không phải người Việt Nam là LM John Shiried và ông bà Scott và Kimberly Hahn.

Dù sao, tất cả thể hiện tình yêu Chân Lý và tình yêu Con Người.

Thay mặt Nhóm Chủ Trương,


Nguyễn Đức Tuyên

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

BTXL_21_T.07.2015

BẢN TIN ULTREYA
PT CURSILLO XUÂN LỘC
SỐ 21/ THÁNG 7.2015
Kính thưa quý Cha, quý Tu sỹ và quý anh chị

Trong tâm tình cảm tạ Hồng Ân Chúa về 2 K3N 2015 và Hội thảo Hậu Cursillo Xuân Lộc diễn tiến tốt đẹp, chúng con xin gởi đến quý Cha, quý Tu sỹ và quý anh chị:

BẢN TIN ULTREYA SỐ 21 – T.07.2015.XL


Kính thưa quý anh chị, Bản tin Ultreya #21 ghi nhận lại những chia sẻ cảm nghiệm của quý anh chị TDV như một món quà trao tặng, góp thêm vào hành trang lên đường của quý anh chị Tân Cursillistas 2015 để hành trình ​sống đời Kitô hữu ​đích thực có thêm những điểm tựa vững chắc giúp người cursillistas tín trung với ​Thầy Chí Thánh trong ​Ngày Thứ Tư, khởi đi từ Ơn Thánh Chúa qua 3 cuộc gặp gỡ trong Khóa Cursillo 3 Ngày.

Sau K3N, Phong trào mời gọi quý anh chị Tân Cursillistas tích cực gia tăng việc sống những gì là nền tảng của người Kitô hữu, và năng đến với​ Hội Nhóm - Ultreya, nơi đó Thiên Chúa vẫn tiếp tục ngỏ lời yêu thương với mỗi người chúng ta qua những tâm tình chia sẻ của ACE cursillistas.

Chúng con xin tri ân quý Cha, quý Tu sỹ đã ​luôn ​cầu nguyện, đồng hành, hướng dẫn và nâng đỡ chúng con. Cám ơn quý anh chị xa gần đã cộng tác bằng Palanca và những chia sẻ kinh nghiệm​, những tài liệu gởi trao, cùng những đóng góp - góp ý thiết thực để Bản tin ngày càng phong phú, chất lượng, qua đó phản ánh các mặt sinh hoạt và là cầu nối giữa anh chị em trong Phong trào; là diễn đàn trao đổi, chia sẻ để ACE giúp nhau cùng thăng tiến trong hành trình Ngày Thứ Tư theo Thầy.

BBT đã in ấn và chuyển gởi đến BPV các Liên Nhóm tại Hội thảo Hậu Cursillo XL ngày 8.8.2015 vừa qua. Kính mong quý anh chị BPV các LN chuyển gởi đến từng anh chị Tân Cursillistas 2015.

Chúng tôi xin được tiếp tục đón nhận những chia sẻ, lời cầu nguyện và đóng góp của tất cả quý anh chị để qua Bản tin, những chia sẻ chứng nhân, tin tức - hình ảnh sinh hoạt và tài liệu được trao gởi đến từng anh chị cursillista.

Giới thiệu sách - Cầu nguyện với Thánh Đaminh

GIỚI THIỆU SÁCH

TUẦN 9 NGÀY KÍNH THÁNH ĐA MINH

Với tinh thần hiệp thông, mừng 800 năm thành lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Dòng Đaminh Rosa Lima đã phát hành tập sách tâm tình suy tư và cầu nguyện:
“Tuần chín ngày
cầu nguyện với Thánh Đa Minh
dưới ánh sáng của Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng”.

Với ước mong mọi tín hữu luôn thấy Tin Mừng là niềm vui của cuộc sống dâng hiến, của đời sống cộng đoàn, của kỷ luật tu trì và của dấn thân sứ vụ.
Cấu trúc sách gồm 9 bài cầu nguyện, mỗi ngày một chủ đề. Mỗi bài gồm phần thứ nhất trích từ “Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng”, phần thứ 2 “cuộc đời Thánh Đa Minh” với những nét tương ứng phần 1, phần thứ 3 “ca mừng Thánh Đa Minh”  bằng những vần thơ, phần thứ 4 “lời cầu nguyện”. Độ dài của bài chỉ khoảng 800 từ, đọc trong khoảng 6 đến 7 phút.
Nội dung 9 chủ đề:
1.      Ngày thứ nhất, Thánh Đa Minh vui Niềm Vui Tin Mừng    
2.      Ngày thứ hai, Thánh Đa Minh gặp gỡ cá nhân với Chúa     
3.      Ngày thứ ba, Thánh Đa Minh vui sống nghèo tự nguyện    
4.      Ngày thứ tư, Thánh Đa Minh chăm chỉ học hành để chu toàn sứ vụ       
5.      Ngày thứ năm, Thánh Đa Minh vui với kỷ luật tu trì 
6.      Ngày thứ sáu, Thánh Đa Minh yêu mến Mẹ Maria cách đặc biệt    
7.      Ngày thứ bảy, Thánh Đa Minh sống đời thánh hiến một cách triệt để     
8.      Ngày thứ tám, Thánh Đa Minh vui niềm vui cộng đoàn      

9.      Ngày thứ chín, Thánh Đa Minh và đại gia đình thi hành sứ vụ    
Nguồn: http://www.daminhrosalima.net/

Giáo lý ĐTC Phanxicô về Gia đình: Vấn đề ly dị - tái hôn

"Không đóng cửa"

Buổi triều kiến chung đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sau một thời gian nghỉ hè, được dành cho chỗ đứng của những người ly dị tái hôn.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh là "những người này không hề bị rút phép thông công".

Vatican – 05/8/2015 (ZENIT.org) Staff Reporter

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục các buổi triều kiến chung vào ngày thứ Tư 05/8/2015 này; ngài đề cập đến tình trạng những người "đã tiến hành một cuộc kết hôn mới" "sau đổ vỡ hôn nhân lần trước". Ngài nhấn mạnh là họ "vẫn là thành phần của Giáo Hội" và đã mời gọi các khách hành hương hãy chăm sóc các "gia đình mang thương tích" này và đồng hành với họ "trong đời sống đức tin của cộng đoàn".
Khi chào mừng du khách nói tiếng Pháp, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi: "Mong rằng chuyến hành hương của anh chị em đến viếng mộ các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là dịp để làm lớn lên trong anh chị em sự quan tâm đến những con người, những gia đình bị thương tích trong tình yêu của họ".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành "một suy nghĩ đặc bìệt cho giới trẻ, cho các người bệnh và cho những cặp tân hôn". Ngài đã mời gọi họ hãy cầu nguyện Đức Mẹ Thiên Chúa "đê cảm nhận được sự êm dịu của tình yêu Mẹ", "trong những lúc vác Thánh Giá và những lúc khổ đau", và hãy nhìn lên Mẹ như "gương mẫu" của "con đường chồng vợ tận tụy và chung thủy".   
Bài giáo lý ngày thứ Tư này tiếp tục chuỗi Bài giáo lý về gia đình. Sau đây là bản dịch toàn văn:
***
Bài giáo lý bằng tiếng Ý
Thân chào quý anh chị em!
Với Bài giáo lý này, chúng ta tiếp tục suy nghĩ về gia đình. Sau khi nói, lần trước, về các gia đình bị thương tích vì vợ chồng không hiểu nhau, hôm nay tôi muốn lưu ý về một thực tế khác: làm sao săn sóc cho những cặp vợ chồng, sau một lần hôn nhân gẫy đổ không cứu vãn được, đã bắt đầu một cuộc kết hôn mới".
Giáo Hội biết rõ một tình trạng như thế là trái với bí tích Kitô giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của bà thầy luôn đến từ trái tim của người mẹ; một trái tim được làm sinh động bởi Thánh Linh, luôn tìm cái tốt và cứu rỗi cho người ta. Đó là lý do tại sao Giáo Hội cảm thấy có bổn phận, "vì yêu chân lý", phải "phân định rõ từng tình huống". Chính vì thế mà Thánh Gioan-Phaolô II, trong tông huấn Familiaris consortio (số 84), đã nói lên khi lấy thí dụ sự khác biệt giữa người gánh chịu sự chia tay và kẻ gây ra đổ vỡ. Cần phải làm sự phân định này.