Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse - GM GPXL - tại Đại Hội lần I PTVN Úc Châu - 21.04.2001

NHNG THAO THC CA GIÁO HI HOÀN VŨ
TRONG TH K XXI
Đức Ông Đinh Đức Đạo[1]
(Với ước muốn ghi chép lại tương đối đầy đủ về tinh thần và nội dung của Đại Hội; Ban Truyền Thông đã ghi băng và viết lại, không sửa đổi theo văn viết, trọn bài nói chuyện của Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo trong buổi chiều “Ngày Nhìn Lại”, thứ Bảy 21.04.2001).
* * *
Bài này được trình bày trong hai phần riêng rẽ:
I.    Những thao thức chung của tất cả Giáo Hội hoàn vũ.
II.  Coi xem Giáo Hội, Tòa Thánh, các Đấng Bậc Bề Trên của chúng ta có những thao thức gì đổi với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại.

I.     NHỮNG THAO THỨC CHUNG CỦA TẤT CẢ GIÁO HỘI HOÀN VŨ.

Nghe qua các Cha và các anh chị em trình bày về những thao thức của GH địa phương và những mong ước của PT Cursillo trong CĐCGVN hải ngoại. Tôi thấy được an ủi vì có nhiều điểm trùng hợp. Tôi xin được lướt qua những điểm giống nhau và để ý tới những khía cạnh chưa được nhắc đến trong phần trình bày về những thao thức của GH hoàn vũ của thế kỷ XXI.
Nhìn về GH hoàn vũ trong bối cảnh của thế giới, và chúng ta nhìn lại tất cả những văn kiện quan trọng của Tòa Thánh trong vòng 15 năm vừa qua, GH đã cố gắng mở tầm nhìn về tất cả những vấn đề của thế giới và xem đâu là cái là thách đố cho sứ mệnh của GH. Chúng ta thấy là các vấn đề rất nhiều, nhưng có thể đưa ra một số các vân đề chính yếu sau đây:
1.        Vấn đề lạm dụng thiên nhiên và ô nhiễm môi trường: Con người đang đi ngược lại điều mà Chúa, Đấng Tạo Hóa đã phó thác trong bàn tay của con người. Sau khi tạo dựng trời đất thì Thiên Chúa phó thác trời đất trong bàn tay của con người, để con người làm tốt đẹp hơn và kiện toàn công việc của Đấng Tạo Hóa. Ngược lại, ngày hôm nay con người đang phá thiên nhiên, lạm dụng thiên nhiên cho nên nhiều nơi hiển nhiên không còn là nơi sống được trên nhiều vùng tại Âu, Á và Mỹ Châu. Ngày nay thế giới đang đặt vấn đề là làm sao để có thể cứu vãn môi trường sống, nếu không con người sẽ chết.
2.        Vấn đề thứ hai là vấn đề chia rẽ xung đột, như chiến tranh giữa các chủng tộc, chiến tranh giữa các tôn giáo, nó xẩy ra hầu hết các nơi trên thế giới; hầu như không có nơi nào là thật sự bình an, nơi nào cũng có xung đột cũng có chiến tranh lớn nhỏ.
3.        Vấn đề thứ ba là vấn đề phá thai, ly dị, vấn đề phá cảnh các gia đình đang bộc phát như là có một hiện tượng, có một sức mạnh đang tấn công các gia đình. Hiện tượng và sức mạnh đang phá dần dần sự sống: đó là “văn hóa sự chết”, thế lực đó đang tìm cách phá hủy sự sống, phá hủy các gia đình là cái môi trường đầu tiên của con người.
4.        Vấn đề thứ bốn là vấn đề bất công đưa đến vấn đề nghèo đói. Vấn đề này hôm nay không chỉ là của một nhóm người mà là vấn đề của triệu triệu người và có khi của cả một dân tộc bị sống trong nghèo đói. Dựa theo một số phương cách làm việc trong phạm kinh tế và chính trị đã làm một số nước giàu thì giàu thêm và các nước nghèo không có cách nào ngóc đầu lên nổi, đó là các vấn đề mà GH không thể nào nhắm mắt, bỏ qua được.
5.        Có lẽ các vấn đề nặng nhất đã làm những vấn đề khác nặng nề theo, đó là:
Vấn đề thứ nhất: “tục hóa đời sống”.
Tục hóa đời sống là gì? Là người ta đã nhìn các vấn đề về đời sống tách rời hẳn khỏi Đấng Tạo Hóa, khỏi Thiên Chúa. Người ta nhìn đời sống, nhìn các vấn đề tổ chức xã hội, cơ cấu hoàn toàn biệt lập khỏi Thiên Chúa. Nó trở thành một thứ văn hóa. Lấy thí dụ vấn đề phá thai, thật ra không phải là mới, vấn đề phá thai là vấn đề cũ như nhân loại; nó mới là ở cái chỗ là trong thời đại của chúng ta, người ta đã tạo ra nhiều thứ lý thuyết làm cho việc phá thai trở nên tội, hoặc trở nên hợp pháp; đó là vấn đề. Ngày xưa, người ta phá thai người ta mắc cở, người ta đau; ngày nay người ta phá thai người ta hãnh diện vì những thứ lý thuyết mới đã làm cho việc xấu thành tốt. Văn hóa sự chết không phải chỉ là phá hủy sự chết mà đưa ra cái lý thuyết để bảo vệ mình có thể phá hủy sự chết. Cũng như vấn đề ly dị, không phải là mới đâu mà vấn đề mới là cả một trào lưu đang tìm cách phá hủy gia đình, đưa ra những thứ gia đình mới. Như vần đề đồng tình luyến ái đã đưa ra những lý thuyết để gọi hai người cùng giống ăn ở với nhau là một gia đình, dành cho mọi thứ quyền lợi như một gia đình đó là vấn đề mới mà GH thấy được.
Vấn đề thứ hai đã làm cho những vấn đề khác thêm phần khó khăn đó là hiện tượng hoàn cầu hóa. Nhìn qua các guồng máy chính trị và kinh tế hôm nay, các thế lực nó tụ lại như vậy và mỗi một công việc nó làm ảnh hưởng tất cả thế giới. Có một điều các thế lực chống phá sự sống, các thế lực chống phá GH, họ kết hợp với nhau thành một cơ cấu toàn cầu; trong khi những cố gắng của sự tốt vẫn còn chia rẽ, các cố gắng về bác ái, về xã hội từ thiện vẫn còn cục bộ chưa biết kết hợp lại với nhau đôi khi còn chống phá lẫn nhau trong khi những thế lực xấu liên kết và ngồi lại với nhau để tìm cách chống phá và chi phối mọi việc trên thế giới. Đó là một số vấn đề trong xã hội hôm nay mà Giáo Hội trong sứ mệnh đưa Chúa Giêsu đến cần phải để ý không thể làm ngơ được, bởi vì cần phải rao giảng Tin Mừng; mà không phải rao giảng trên mây, trên gió như các thiên thần mà rao giảng Tin Mừng cho những người có xương có thịt đang sống và bị ảnh hưởng trong các cơ cấu, bị ảnh hưởng bởi các văn hóa đã làm cho Tin Mừng trong bối cảnh có rất nhiều thế lực đang đối chọi lại. Đó là vần đề lớn được đặt ra trong GH.
Thế thì bây giờ phải làm gì, có nhiều cách hướng dẫn mục vụ GH đã đưa ra trong những năm sau này nhưng tôi xin được đề cử ra một số các hướng dẫn quan trọng, để một cách nào đó tìm cách để có thể đưa Tin Mừng đến khắp thế giới trong bối cảnh của các vấn đề này là GH kêu gọi phải bảo vệ sự sống thay vì văn hóa sự chết, GH ngày hôm nay phải dám đưa ra một đề nghị để gây nên một nền văn hóa bảo vệ sự sống. Một cách cụ thể khi quốc hội và chính phủ bỏ phiếu về vấn đề phá thai, thì người Kitô hữu nói chung và người Công Giáo nói riêng cứ im lìm không thấy ai lên tiếng ngay cả một một vài tờ báo cũng vậy, chỉ có Đức Thánh Cha nói lên, như là tiếng nói trong sa mạc. Chưa có được có một nền văn hóa, chưa có được sự đồng tâm nhất trí để bảo vệ sự sống, chưa có ý định được một phong trào bảo vệ sự sống. Điểm thứ hai theo ý Đức Thánh Cha để ý rất nhiều là về mục vụ gia đình, phải cần đặt cho rõ tên gia đình là gia đình và cái gì không phải là gia đình thì không được gọi là gia đình; chẳng hạn vấn đề kết hôn giữa hai người đồng tình luyến ái phải dám nói cái đó không phải là gia đình. Trong khi có nhiều quốc gia, nhiều báo chí và nhà trí thức gọi cái đó là gia đình, mình cần phải dám nói cái đó không gọi được là gia đình. Gọi mỗi cái với đúng cái tên của nó, đã là sự can đảm. Hiện nay hình như đang có một sức mạnh đang áp đặt các thứ lý thuyết mới này lên con người, lên trên tất cả thế giới, dám nói lên tiếng nói của chúng ta về việc này khó như việc chúng ta đang chèo ngược dòng nước.
Điều thứ ba đó là “hòa giải”, phải nêu gương của sự hòa giải và làm sao phải hoạt động để hòa giải; hòa giải giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm với nhóm, giữa dân tộc với dân tộc, giữa bộ lạc với bộ lạc, giữa quốc gia với quốc gia. Làm sao để có thể hòa giải được bởi vì vấn đề xung đột, vấn đề chiến tranh là vì chưa có hòa giải; không phải chỉ nói lý thuyết mà làm sao có thể đề nghị ra được các cuộc hành trình để hòa giải con người. Mục vụ hòa giải, được Đức Thánh Cha nói rất mạnh về việc này, có lẽ chưa được suy tư và chưa được nói cho đủ ở trong bối cảnh chung của Giáo Hội.
Vấn đề thứ tư là vấn đề “hội nhập văn hóa”, dấn thân mục vụ vào xã hội cần phải hội nhập văn hóa, đưa Tin Mừng vào văn hóa của các dân tộc. Và một cách cụ thể hơn đối với anh chị em Cursillo là Phúc Âm Hóa môi trường. Đưa Phúc Âm vào từng môi trường sống, làm sao phải sống Phúc Âm một cách cụ thể trong cuộc sống hằng ngày của mình, trong công ăn việc làm, trong đời sống gia đình, trong tất cả các mối liên lạc.
Thứ năm là vấn đề “làm sao Giáo Hội có thể cộng tác để cấu tạo hiệp nhất” cho các quốc gia, giữa các tôn giáo, giữa các chủng tộc.
Và sau cùng là một vấn đề mục vụ được ĐTC để ý đến rất nhiều đó là “mục vụ giới trẻ, truyền đạt đức tin cho giới trẻ, thách đố giới trẻ và đưa lý tưởng cho giới trẻ”.
Đó là một số những thách đố và những vấn đề mục vụ đã được đưa ra, nhưng nếu chỉ nói đến đây không thì chưa thấy cái mùa xuân ở chỗ nào hết, làm sao có được mùa xuân mới là vấn đề.
Mùa xuân mới - Thế Kỷ thứ 21. Chúng ta bước vào thế kỷ thứ 21 là chúng ta bước vào thế kỷ của Mùa Xuân Thiên Chúa, có rất nhiều các dấu hiệu kỳ lạ khi chúng ta bắt đầu Năm Thánh 2000. Chúng ta đang sống trong một thế giới có rất nhiều dấu hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa lòng thế giới hôm nay. Thế chúng ta không chỉ nói đến vấn đề tội đã có từ thời ông Adong và bà Eva, từ thời nguyên tổ; nhưng chúng ta muốn nhấn mạnh đến Thiên Chúa yêu thương con người trong những hoàn cảnh khó khăn đó, và thực sự có rất nhiều dấu hiệu đầy ắp về sự yêu thương của Thiên Chúa trong thế giới hôm nay. Qua thông điệp “Sứ Mệnh Đấng Cứu Thế” được Đức Thánh Cha ban hành trong năm 1990, Ngài nói đến ba công việc về: “Thiên Chúa đang chuẩn bị cho GH một Mùa Xuân Mới, trong đó con người sẽ mở rộng tâm hồn để đón nhận ánh sáng của Tin Mừng”, (con số ba là con số biểu trưng nói lên ba ý nghĩa, nói lên sự hoàn mỹ tuyệt hảo, nói lên Thiên Chúa là đấng Thánh vô cùng ...).
Tôi xin đơn cử một số dấu hiệu Thiên Chúa yêu thương thế giới hôm nay trong Năm Thánh, các anh chị em sống ở Giáo Hội địa phương có thể nhìn thấy ít hơn là tôi đang sống tại Roma. Trung tâm tôi đang sống nằm trên một ngọn đồi, nhìn ra khoảng 200m trước mặt là nhà của Đức Thánh Cha, tôi đã chứng kiến những cảnh lạ lùng vô cùng trong Năm Thánh; trong suốt một năm trời, người ta xếp hàng nối đuôi nhau để đi qua Cửa Thánh, tôi nhớ có lần tôi xếp hàng và chờ đến hai tiếng rưỡi đồng hồ để đi vào được Cửa Thánh, không những chỉ thấy số người đông mà thái độ của người ta khi đứng chờ để đi vào Cửa Thánh, đó là thái độ của những người đang tiếp xúc với giới thần linh nói lên một sức sống mới, Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong lòng thế giới ngày hôm nay. Có khoảng 100 Cha ngồi giải tội mỗi ngày, cứ như những năm trước thì chỉ chờ độ vài phút thì tới phiên xưng tội nhưng trong Năm Thánh thì có khi phải đợi đến một tiếng rưỡi đồng hồ thì mới tới phiên, không phải chỉ có ông già bà cả mà thật đông thanh niên. 
Tôi xin đơn cử hai giới đang có ảnh hưởng và là sức mạnh của Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Giới thứ nhất là các nhà chính trị, 5000 nhà chính trị trên khắp thế giới đã đáp lời mời của Đức Thánh Cha về cử hành Ngày Năm Thánh, những ý tưởng trao đổi cho nhau nói lên “nhiệm vụ của một nhà chính trị phải như thế nào mới là phục vụ dân chúng”. Giới thứ hai mà chúng ta muốn nói là giới trẻ, 2 triệu người trẻ đã đáp lời Đức Thánh Cha về tham dự Đại Hội Giới Trẻ, điều lạ là không chỉ nói lên con số đông đảo mà tinh thần vui tươi của hai triệu người trẻ, tất cả đều nhìn nhau như bạn bè như anh em vậy; cái gì đã biến đổi lòng con người ... nếu không phải là sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Làm sao mà một ông già đi run rẩy lập cập đã thu hút và quy tụ về hai triệu người trẻ, ông già đó nói lên một câu nào là mọi người vui mừng hớn hở ...
Đó là dấu hiệu chúng ta đang sống trong Mùa Xuân Mới.
Các vấn đề nhiều như vậy, các nhiệm vụ nhiều như vậy, chúng ta cần can đảm thực hiện. Trong tông thư “Bước vào Thiên Niên Kỷ Mới” Đức Thánh Cha đã kêu gọi phải bắt đầu bằng cuộc trở về với Chúa Giêsu, và nhiệm vụ đầu tiên để có thể đáp ứng được những vấn đề trên thế giới ngày hôm nay là “Nên Thánh”. Nên Thánh là làm sao? Nên Thánh trong thế giới nguyên thủy là sống thân tình với Chúa Giêsu, thuộc trọn vẹn về Chúa Giêsu để Chúa Giêsu biến đổi tất cả con người của mình, biến đổi tâm tư, biến đổi tình cảm, biến đổi cách nhìn để biến đổi cách hành động, biến đổi cách phản ứng, biến đổi con người của mình. Nên Thánh trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, trong công ăn việc làm của mình, trong gia đình của mình; làm sao để Chúa có thể biến đổi mình để mình sống như Chúa, dưới dáng của Chúa và luôn luôn kết hợp với Chúa ở trong môi trường sống đó, để cho Ngài hướng dẫn và soi sáng cho công việc chúng ta phải làm, cách chúng ta phải nói. Không có phải chúng ta thông minh là chúng ta nói được mọi chuyện đâu, có nhiều người trí thức nói rất hay mà không động vào lòng, vào con tim của người khác. Chỉ đánh động vào con tim và cảm hóa được người khác khi chúng ta dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, vì vậy chúng ta phải bắt đầu vào việc trở lại với Thiên Chúa, và trở lại để Nên Thánh có nghĩa là sống Thánh thiện với Ngài và để cho Ngài biến đổi con người của mình.

II.     THAO THỨC CỦA TÒA THÁNH ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Trong giấy bổ nhiệm gửi cho tôi và trong sứ điệp Đức Thánh Cha gửi cho CĐCGVN hải ngoại và sứ điệp của Đức Hồng Y Tomko, Bộ Trưởng Bộ Truyền Giáo nhân ngày Năm Thánh của CĐCGVN hải ngoại (24-26 tháng 11 năm 2000); trong đó Đức Thánh Cha và Đức Hồng Y nói cho chúng ta biết những điều gì ao ước nơi chúng ta được gồm tóm lại trong vấn đề sau đây:
Ao ước để chúng ta trở thành một Cộng Đồng, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại nhưng trước tiên là phải tạo được tâm thức là CĐCGVNHN: Mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, mỗi phong trào hoạt động nhưng biết là không riêng rẽ mà sống trong bối cảnh của một CĐCGVNHN. Cộng Đồng này phải làm 3 điểm ưu tiên mà Tòa Thánh muốn, 3 điểm này trở thành chương trình của chúng ta trong Đại Hội Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại vào năm 2003:
Điểm thứ nhất: Bảo tồn và phát huy đời sống Đức Tin của mọi thành phần trong CĐCGVNHN, trong đây tôi thấy có một điểm xin được để ý là: “Làm sao chúng ta có thể truyền đạt Đức Tin cho các thế hệ sắp tới, cho giới trẻ, cho con em của chúng ta. Làm sao bảo tồn và phát huy đời sông Đức Tin của mọi thành phần trong CĐCGVNHN, thi đua nhau Nên Thánh. Đó là một thách đố mà chúng ta muốn đặt ra trước mắt để đáp ứng lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha chung cho cả Giáo Hội và cách riêng là cho chúng ta: “thi đua nhau Nên Thánh”, Nên Thánh là cả một cuộc hành trình thay đổi con người của mình, thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn các vấn đề.
Điểm thứ hai: Một điều kế tiếp mà Tòa Thánh ao ước chúng ta phải làm là “hội nhập vào Giáo Hội địa phương nhưng bảo tồn và phát triển căn tính văn hóa và truyền thống sống đạo của chúng ta”, hai điều này phải gắn liền nhau để làm cho một người Công Giáo Việt Nam và một Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam được vững mạnh, không thể thiếu một trong hai, không thể sống tách rời sống tách rời khỏi Giáo Hội địa phương nhưng cũng không được hội nhập vào Giáo Hội địa phương mà bỏ rơi nền văn hóa và truyền thông sống đạo của chũng ta.
Điểm thứ ba: “Khơi dậy sống động tinh thần truyền giáo để làm chứng và loan báo Tin Mừng cho mọi người”. Chúng ta đã được nghe Cha Thụ nói về việc “khơi dậy tinh thần truyền giáo trong CĐCGVNHN của chúng ta”. Sau 25 năm vật lộn với cuộc sống mới, với công ăn việc làm, về nhà cửa, về việc làm quen với cách sống của môi trường mới; ngày hôm nay chúng ta có thể nói là người Công Giáo Việt Nam tại các CĐCGVN tạm coi là đã ổn định thì bây giờ đến lúc chúng ta phải mở rộng biên cương để sống trong cái nhãn giới là “làm chứng cho Chúa ở trong môi trường sống” và hãy nghĩ là trong thế giới ngày hôm nay vẫn còn hơn 4 tỉ người chưa được nghe Tin Mừng và chưa được biết Chúa Giêsu, trong khi chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế của tất cả nhân loại. Cuối năm 2000, còn 4 tỉ 75 triệu người chưa nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, và nếu cứ theo đà này mà tiến thì năm 2025 con số những người này sẽ tăng lên 5 tỉ 328 triệu, con số này nói lên một cánh đồng mênh mông; vấn đề là những người không nhận Chúa Giêsu thì không sống theo tiêu chuẩn sống, theo đề nghị của Tin Mừng, đó là cả một thách đố và khi nãy Cha Thụ cũng có nói nhiều đến việc phải đưa Tin Mừng đến anh em đồng hương của chúng ta sống tại hải ngoại này; còn rất nhiều anh em Việt Nam đang sống gần chúng ta mà chưa được biết Chúa Giêsu; đó là nhiệm vụ của người Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại trong những năm sắp tới này.
Để gồm tóm ba điểm trên lại, trong cuộc hành trình chuẩn bị cho Đại Hội CĐCGVNHN năm 2003, những điều gì cần phải để ý nhất, tôi xin phép được đề nghị hai điểm đặc biệt:
·       “Tìm được niềm vui Đức Tin”. Không phải chỉ tin Chúa Giêsu mà còn hạnh phúc vì đã biết được Chúa Giêsu, đó là điều mà tất cả CĐCGVNHN cần phải tìm ra, khích lệ nhau giúp nhau cảm thấy hãnh diện và vui mừng vì đã biết được Chúa Giêsu. Giống như trong bài dụ ngôn từ sách Tin Mừng Thánh Mathêu chương 13 nói về “một người cá biệt tìm được một kho tàng chôn cất dưới đất thửa ruộng, ông đi bán hết mọi sự để mua cho được thửa ruộng đó; và một người lái buôn đi tìm các viên ngọc quý, ông đã tìm được viên bích ngọc và đã bán đi tất cả các viên ngọc khác để mua cho được viên bích ngọc này”, thấy được rằng đấy chính là kho tàng, đây chính là Đấng Cứu Độ mà Thiên Chúa đã hứa cho nhân loại ngay từ thưở ban đầu khi dựng nên con người, và Ngài là Chúa Giêsu Kitô; chúng ta vui mừng sống trong cuộc đời vì Chúa Giêsu.
·       “Hiệp nhất, hiệp nhất và hiệp nhất”.
Hiệp nhất trong gia đình, hiệp nhất trong Cộng Đoàn, hiệp nhất trong môi trường sống. Để có thể đưa cái sứ điệp này ra cho mối liên lạc với các tôn giáo khác “làm sao để có thể hiệp nhất được”, nên cần phải suy tư với nhau để thấy cái gì làm cản trở sự hiệp nhất trong chúng ta và cần phải làm những gì để có thể xây đắp được sự hiệp nhất. Tôi xin được đề nghị vắn tắt hai điểm này:
1.     Sự hiệp nhất đòi hỏi sự thương mến nhau, tín nhiệm lẫn nhau. Do đó phải “quyết tâm không nói xấu ai cả” và cũng “đừng nghe nói xấu”.
2.     Cần phải “nhìn ra những điểm tốt của người khác”, “nói tốt cho nhau”.
Để có thể nói tốt được cho nhau thì lòng mình phải tốt, phải thương yêu thực sự. Phải đi về cuộc hành trình thanh tẩy lòng người, đó là cuộc hành trình thiêng liêng “Nên Thánh”, tập suy tưởng như Chúa Giêsu, cảm nghĩ như Chúa Giêsu, thương yêu như Chúa Giêsu.
Tóm tắt: “Nỗ lực xây đắp một Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam Hải Ngoại vững mạnh trong Đức Tin, sống động trong Đức Ái với tình Hiệp Nhất trong gia đình, trong Cộng Đoàn và hăng say chia sẻ niềm vui Tin Mừng với mọi anh chị em chưa biết Chúa”.
Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo
Giám Đốc VP Phối Kết / Tông Đồ MV VN Hải Ngoại
(Trích Kỷ Yếu Đại Hội I – PTVN Úc Châu – 20-22.04.2001)


[1] Giờ đây ngài là Đức Giám Mục Chính Tòa - GPXL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét