"Lời
nói mà không có làm chứng chẳng ích lợi gì"
Đại Hội của Hội Đồng về Tái truyền giảng Phúc Âm
Rôma – 22/9/2014 (Zenit.org)
"Lời nói mà không có làm chứng thì chẳng
ích lợi gì", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố hôm 19/9/2014 : quả là sự
làm chứng "có thể đánh động và làm thay đổi lòng người", chính nó
"làm cho lời nói có giá trị".
Đức Giáo Hoàng đã gặp các tham dự viên cuộc
hội ngộ quốc tế "Dự án mục vụ của tông huấn Evangelii gaudium", được
tổ chức bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Tái truyền giảng Phúc Âm, từ ngày 18 đến
ngày 20/9/2014 tại Vatican.
Ngài đã yêu cầu họ "nhẫn nai và kiên
trì": "Chúng ta không có 'đũa thần' cho mọi chuyện, nhưng chúng ta có
lòng tin tưởng vào Chúa là Đấng đồng hành với chúng ta và không bao giờ bỏ rơi
chúng ta".
Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi hãy "dấn thân
cụ thể" để đáp lại "tất cả những người, đang ở ngoài lề cuộc sống
hiện nay, đang bối rối và chán chường và đang đợi chờ Giáo Hội", "tất
cả những người đó đang sống trong rất nhiều đau đớn và cầu xin Giáo Hội hãy là
một dấu chỉ của sự gần gũi, của lòng nhân lành, của sự liên đới và của lòng
thương xót của Chúa.
Trước những "đòi hỏi mục vụ" nặng
nề, đang có nguy cơ "làm sợ hãi", ngài đã khuyến cáo chống lại cám dỗ
"tự khép mình lại trong một thái độ sợ hãi và thủ thế", và chống lại
"cám dỗ của sự tự mãn và chủ nghĩa giáo phẩm, quy tắc hóa đức tin thành
quy định và chỉ thị".
Mục vụ cũng không phải là "một chuỗi
sáng kiến xung năng" nơi người ta "cữ mãi bận bịu gia tăng hoạt động,
hơn là chú tâm đến những con người và sự gặp gỡ của họ với Thiên Chúa",
ngài nói thêm: những người "cầu xin điều họ xin với Chúa Giêsu: đồng hành
và gần gũi".
Nhấn
mạnh trách nhiệm của các cộng đoàn Kitô hữu, Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích hãy
"mỗi ngày năng ra ngoài để đi gặp những người đang đi tìm Chúa. Tới với
những người yếu hèn nhất, những người nghèo khó nhất… dù chỉ là trong một tiếng
đồng hồ".
A.K.
Diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô
Thân chào quý anh chị
em,
Tôi sung sướng được
tham gia vào công việc của anh chị em và tôi cảm ơn Đức Cha Rino Fisichella vì
sự giới thiệu của Đức Cha. Tôi cảm ơn vì đoạn "đời" này: đó là đời
sống! Cảm ơn.
Anh chị em làm việc cho
mục vụ trong các Giáo Hội khác nhau trên thế giới, anh chị em tập họp lại để
cùng nhau suy nghĩ về dự án mục vụ của Evangelii gaudium. Quả vậy, chính tôi đã
viết rằng tài liệu này có "một ý nghĩa lập trình và những hậu quả quan
trọng" (EG số 25). Và nó không có thể khác đi khi đó là vấn đề sứ vụ chính
của Giáo Hội, nghĩa là truyền giảng Phúc Âm! Tuy nhiên, có những giai đoạn mà
xứ vụ này trở nên cấp bách và trách nhiệm của chúng ta cần phải được làm cho
sắc bén lên.
Thứ nhất, đã hiện ra
trong trí nhớ của tôi, những lời lẽ của Phúc Âm thánh Mátthêu đoạn nói về Chúa
Giêsu "khi thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng,
như bầy chiên không người chăn dắt" (Mt 9, 36). Có bao người, trong ngoại
vi đời sống hiện nay, "đang lầm than vất vưởng" và đợi chờ Giáo Hội,
đợi chờ chúng ta! Làm thế nào để họ tìm gặp được chúng ta? Làm thế nào để chia
sẻ với họ kinh nghiệm đức tin, kinh nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh
nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu? Đó là trách nhiệm của các cộng đoàn chúng ta và mục
vụ của chúng ta.
Đức Giáo Hoàng không
nhằm mục đích "trinh bầy một sự phân tích chi tiết và đầy đủ thực tế đương
đại" (Evangelii gaudium, 51), mà ngài mời gọi toàn thể Giáo Hội hãy gom
nhặt các dấu chỉ thời đại mà Chúa đã không ngừng gửi đến cho chúng ta. Nhiều
dấu chỉ hiện diện trong các cộng đoàn của chúng ta và Chúa đặt để cho chúng ta
sử dụng biết bao cơ hội nhận biết sự hiện diện của Người trên thế gian ngày hôm
nay! Ở giữa những tiếng đồn thổi tiêu cực, như mọi khi, thường rất ồn ào, chúng
ta cũng thấy những dấu chỉ đang thổi một làn gió hy vọng và mang đến cho chúng
ta lòng can đảm. Những dấu chỉ đó, như đã nói trong hiến chế mục vụ Gaudium et
spes, phải được đọc lại dưới ánh sáng Phúc Âm (GS số 4 và 44): đây là
"thời thuận lợi" (x. 2 Cr 6, 2), chính là thời điểm của sự dấn thân
cụ thể, đó là bối cảnh trong đó chúng ta được kêu gọi làm việc để làm cho Nước
Chúa bành trướng (Ga 4, 35-36). Khốn nỗi, chúng ta thấy biết bao là ngèo đói, là
cô đơn trên thế giới ngày nay! Biết bao người phải sống trong nỗi đau đớn to
lớn và cầu xin Giáo Hội hãy là dấu chỉ cho sự đồng hành, cho lòng tốt, cho tình
liên đới và cho lòng thương xót của Chúa". Điều này là một mục tiêu, đặc
biệt được giao phó cho tất cả những người có trách nhiệm về mục vụ: các giám
mục trong các giáo phận của các ngài, cha sở trong giáo xứ của ngài, các phó tế
trong công tác phục vụ bác ái, các giáo lý viên trong sứ vụ truyền đạt đức tin
của họ… Chung cuộc, tất cả những người đã dấn thân trong những bộ phận mục vụ
khác nhau đều được kêu gọi hãy công nhận và đọc những dấu chỉ thời đại này để
đưa ra một lời giải đáp phù hợp và rộng lượng. Trước biết bao đòi hỏi mục vụ,
trước biết bao phong phú của những con người nam và nữ, chúng ta có nguy cơ lo
sợ và khép kín mình lại trong một thái độ sợ hãi và thủ thế. Từ đó sinh ra cám
dỗ tự mãn và chủ nghĩa giáo quyền, quy tắc hóa đức tin thành quy định và chỉ
thị, như các kinh sư, những người pharisêu và những luật sĩ ở thời Chúa Giêsu.
Tất cả sẽ minh bạch, trật tự, nhưng giáo dân đi tìm kiếm, vẫn tiếp tục đói khát
Thiên Chúa. Tôi cũng đôi khi nói rằng, Giáo Hội giống như một bệnh viện dã
chiến: bao nhiêu người bị thương đợi chờ chúng ta để được tháp tùng, cầu xin
chúng ta những điều họ cầu xin với Chúa Giêsu : đồng hành và gần gũi. Với thái
độ của các kinh sư, các luật sĩ, các người pharisêu, chúng ta sẽ không bao giờ
có thể cho họ một chứng cứ gần gũi được.
Có một từ thứ hai làm
tôi suy nghĩ. Khi Chúa Giêsu phán về người chủ vườn nho, cần mướn thợ, đi ra
vào những giờ khác nhau trong ngày để gọi thợ vào làm vườn nho của ông (Mt 20,
1-16). Ông không chỉ đi ra một lần. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu phán ông ta ra
ngoài ít là 5 lần: vào lúc tinh mơ, lúc 9 giờ, lúc giữa trưa, lúc 3 giờ, và lúc
5 giờ chiều – chúng ta còn có thời gian thấy Ngưòi đến với chúngg ta! – Có biết
bao nhu cầu trong vườn nho và ông này đã gần như bỏ hết thời gian để đi ra
ngoài đường phố, quảng trường tìm thợ. Anh chị em hãy nghĩ về những người thợ
vào giờ chót : chẳng có ai gọi họ cả; ai biết được họ đã cảm thấy như thế nào,
bởi vì cuối ngày, họ sẽ chẳng có gì mang về nhà để nuôi sống các con mình.
Những người trách nhiệm mục vụ có thể tìm thấy một tấm gương trong dụ ngôn này.
Đi ra vào những lúc khác nhau trong ngày để tới gặp những người đang tìm kiếm
Chúa. Tới với những người yếu hèn nhất và những người bần cùng nhất để cho họ
một sự nâng đỡ, để họ cảm thấy có ích trong vườn nho của Chúa, dù rằng chỉ
trong một giờ mà thôi.
Một khía cạnh khác: xin
anh chị em vui lòng, chúng ta đừng đi theo tiếng của những mỹ nhân ngư kêu gọi
hãy làm cho mục vụ trở thành một chuỗi sáng kiến xung năng, không thể thu hoạch
được điều cốt yếu của sự dấn thân cho việc truyền bá Phúc Âm. Đôi khi hình như
chúng ta lo lắng gia tăng các hoạt động, thay vì chú tâm đến đến những con
người và đến việc họ gặp gỡ với Thiên Chúa. Một nền mục vụ mà không có sự chú
tâm này, sẽ dần dần trở thành cằn cỗi. Chúng ta đừng quên làm như Chúa Giêsu
với các môn đệ của Người: sau khi các ông đã ra đi mang theo Phúc Âm đến những
làng mạc, họ đã trở về hả hê với những thành công của mình: nhưng Chúa Giêsu đã
kéo họ ra một nơi thanh vắng để ở cùng nhau (Mc 6,31). Một nền mục vụ mà không cầu
nguyên, không suy niệm sẽ không thể nào đến với lòng người. Mục vụ sẽ dừng ở bề
mặt mà không làm cho hạt giống Lời Chúa có thể bén rễ và nẩy mầm, tăng trưởng
và sinh hoa, kết quả (Mt 13, 1-25).
Tôi biết rằng anh chị
em hết thảy đã làm việc nhiều, vi thế mà tôi muốn để lại cho anh chị em một lời
cuối quan trọng : nhẫn nại. Nhẫn nại và kiên trì. Ngôi Lời Thiên Chúa đã
"nhẫn nại" đi vào nhập thể, và như vậy, đến tận cái chết trên Thánh
Giá. Nhẫn nại và kiên trì. Chúng ta không có "chiếc đũa thần" cho mọi
chuyện, nhưng chúng ta có lòng tin tưởng nơi Chúa là Đấng đồng hành cùng chúng
ta và không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Trong những khó khăn cũng như trong những
thất vọng thường hay xuất hiện trong công việc mục vụ của chúng ta, không bao
giờ được mất tin tưởng nơi Chúa và nơi cầu nguyện vốn có khả năng nâng đỡ mục
vụ. Dù sao thì chúng ta cũng đừng quên rằng sự giúp đỡ cho chúng ta, trước hết
đến từ những người gần gũi với chúng ta. Chúng ta hãy làm điều tốt mà không chờ
đợi được ân thưởng. Chúng ta hãy gieo hạt và hãy làm chứng. Làm chứng là điều
bắt đầu Phúc Âm hóa, đụng chạm đến lòng người và làm thay đổi lòng người. Lời
nói mà không kèm theo làm chứng không ăn thua và không làm được gì! Sự làm
chứng là điều có hiệu quả và làm cho lời nói có giá trị.
Cảm ơn vì sự dấn thân
của anh chị em! Tôi ban phép lành cho anh chị em và xin anh chị em vui lòng,
đừng quên cầu nguyện cho tôi bởi vì tôi phải nói nhiều và cả tôi nữa cũng phải
mang đến chút ít chứng ngôn Kitô giáo! Cảm ơn.
Chúng ta hãy cầu nguyện
Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Truyền Giảng Phúc Âm : Kính mừng Maria…
Bản
dịch tiếng Pháp : Hugues de Warren (Zenit)
Bản
dịch tiếng Việt : Mạc Khải (ghxhcg.com)
(22 septembre 2014) ©
Innovative Media Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét