Ơn sủng
không phải là vì ta xứng đáng,
đó là một quà tặng.
Bài giáo lý ngày 01 tháng 10 năm 2014 (toàn văn)
Rôma – 01/10/2014 (Zenit.org)
Ơn sủng ban cho một ai đó "không phải vì
người đó hơn những người khác hay vì người đó xứng đáng với ơn đó":
"đó là một quà tặng mà Thiên Chúa ban cho người đó để, với cùng sự nhưng
không và cùng tình yêu thương, người đó có thể đem ra phục vụ toàn thể cộng
đoàn, vì ích lợi của tất cả mọi người", Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải
thích, trong cuộc triều kiến chung ngày 01/10/2014, trên quảng trường thánh
Phêrô.
Ngày thứ tư tuần này, Đức Giáo Hoàng đã đọc
bài giáo lý thứ 8 dành nói về Giáo Hội: sau các bài "Sáng kiến của Thiên
Chúa", "Sự thống thuộc Giáo Hội của các Kitô hữu", "Giáo
Hội là giao ước mới và dân tộc mới", "Giáo Hội duy nhât, thánh
thiện", "Tính từ mẫu của Giáo Hội", "Giáo Hội dạy dỗ lòng
nhân từ" và "Giáo Hội Công
Giáo và Tông Truyền", Đức Giáo Hoàng suy niệm về "Các Ân Sủng".
Ngài nhấn mạnh: "người ta không thể tự
mình hiểu được là mình có ơn sủng không và là ơn nào… Không ai có thể nói rằng
"Tôi có ơn sủng này". Chính trong lòng cộng đoàn mà có thể đâm nụ,
trổ hoa những ơn sủng mà Chúa Cha ban tràn đầy cho chúng ta; và chính là trong
lòng cộng đoàn mà người ta học cách nhận biết các ơn sủng đó như là một dấu chỉ
tinh yêu của Người đối với tất cả các con cái Người".
Đức Giáo Hoàng đã cảnh giác chống lại
"lòng ham muốn, sự chỉa rẽ, tính ghen tuông": "tất cả các ân
sủng đều quan trọng trước mắt Thiên Chúa và không ân sủng nào có thể thay thế
được. Điều này có nghĩa là, trong cộng đoàn Kitô hữu, chúng ta đều cần lẫn
nhau, và mỗi ân sủng nhận được sẽ sống động toàn vẹn khi ân sủng đó được chia
sẻ với các anh em, vì lợi ích của tất cả mọi người", ngài khẳng định.
Khi Giáo Hội, trong sự đa dạng của các ân
sủng, tuyên bố trong cộng đoàn, Giáo Hội không thể sai lầm được: đó là cái đẹp
và là sức mạnh của "sensus fidei" (ý nghĩa đức tin), của cái ý nghĩa
siêu nhiên này của đức tin, vốn được Chúa Thánh Thần ban xuống để, cùng nhau,
chúng ta có thể đi vào trọng tâm của Phúc Âm và học theo Chúa Giêsu", Đức
Giáo Hoàng nói thêm.
Ngài đã mời gọi hãy xét mình và tự hỏi
"trong tôi có một ân sủng không, ân sủng này có được Giáo Hội công nhận
không, tôi có bằng lòng về ân sủng này không hay tôi có đôi chút ganh tỵ với
các ân sủng của người khác không, tôi có ao ước hay đã muốn có một ân sủng nào
đó không".
A.K.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô
Thân chào quý anh chị
em!
Từ khởi thủy, Chúa đã
đổ đầy cho Giáo Hội các ơn sủng của Chúa Thánh Thần, làm cho Giáo Hội trở nên
sống động và đông đảo con cái. Trong những ân điển này, người ta phân biệt được
một số ơn đặc biệt quý giá cho việc xây dựng và vạch ra hành trình của cộng
đoàn Kitô hữu: đó là các ơn đặc sủng. Trong bài giáo lý này, chúng ta muốn tự
hỏi: chính xác một ơn đặc sủng là gì? Làm sao chúng ta có thể nhận biết và đón
nhận ơn đó? Và nhất là: sự kiện trong Giáo Hội, có một sự đa dạng và vô số ơn
sủng, có được coi như tích cực, như cái gì đẹp, hay là như một vấn đề?
Trong ngôn ngữ đời thường,
khi người ta nói đến "charisma" (uy tín), người ta thường hay nghe
nhắc về một tài năng, một khả năng tự nhiên. Người ta nói: "Người này có
uy tín để giảng dậy. Đó là năng khiếu mà người đó có". Cũng vậy, trước một
con người đặc biệt lỗi lạc và làm ta khâm phục, người ta có thói quen nói rằng:
"Đó là một người có uy tín - Điều này có nghĩa là gì? – Tôi không biết,
nhưng người đó có uy tín" Chúng ta nói như vậy. Chúng ta không biết điều chúng
ta nói, nhưng chúng ta nói: "Người đó uy tín". Trong viễn cảnh Kitô
giáo, chữ charisma có nghĩa rộng hơn là một phẩm chất cá nhân, hơn là một thiên
hướng mà người đó có năng khiếu: từ charisma có nghĩa là một ân sủng, một quà
tặng được Thiên Chúa Cha chúng ta ban tặng, qua tác động của Chúa Thánh Linh.
Và đó là quà tặng được ban cho ai đó, không phải vì người này hơn những người
khác hay bởi vì người này xứng đáng: đó là một quà tặng mà Thiên Chúa ban cho
người đó để, với cùng một tính nhưng không và cùng một tình yêu thương, người
này có thể đem ra phục vụ cho toàn thể cộng đoàn, vì lợi ích của tất cả mọi
người. Để nói điều này theo ngôn ngữ người thường, người ta nói rằng:
"Thiên Chúa ban tư chất này, uy tín này cho người nào đó, nhưng không phải
riêng cho người đó, mà để người đó mang ra phục vu toàn thể cộng đoàn".
Ngày hôm nay, trước khi ra quảng trường này, tôi đã tiếp kiến nhiều trẻ em
khuyết tật trong sảnh đường Phaolô VI. Các em rất đông, với một hiệp hội hiến
thân cho việc chăm sóc các em này. Đây là cái gì? Cơ hội này, những con người
này, những người nam và nữ này có một ơn đoàn sủng chăm sóc các em khuyết tật.
Đó là một ân sủng!
Cần phải nhấn mạnh ngay
một số điều quan trọng: người ta không thể tự mình hiểu được rằng mình có một
ơn đặc sủng hay không, và là ơn nào. Chúng ta rất thường nghe nói rằng:
"Tôi có tư chất này, tư chất kia, tôi hát rất hay!" Và chẳng ai có
can đảm nói rằng: "Bạn nên im miệng đi bởi vì bạn làm chúng tôi bực mình
khi bạn hát!". Không ai có thể nói: "Tôi có ơn đặc sủng này hay ơn
đặc sủng kia". Chính trong nội bộ cộng đoàn mới có thể dâm nụ, nở hoa
những ơn phúc mà Chúa Cha đổ tràn trên chúng ta; và chính trong lòng cộng đoàn
mà ta mới học được cách nhận biết những ơn đó như một dấu chỉ của tinh yêu
Người dành cho tất cả con cái Người. Như thế mỗi người trong chúng ta nên tự
hỏi: "Có một ơn thánh sủng nào mà Chúa đặt để trong tôi, trong ơn phúc
Thần Khí của Người, mà các anh em tôi, trong cộng đoàn Kitô hữu đã nhìn ra hay
khuyến khích? Và tôi đã hành xử như thế nào với ơn sủng đó: liệu tôi có trải
nghiệm với lòng rộng lượng bằng cách mang ra phục vụ tất cả mọi người hay
không? hay là tôi đã bỏ lơ để rồi cuối cùng, lãng quên? Hoặc có thể đó lại là
nguyên nhân để tôi kiêu ngạo đến độ tôi luôn than phiền người khác và chờ đợi
người ta phải làm theo cách của tôi trong cộng đoàn?". Đây là những câu
hỏi mà chúng ta phải đặt cho mình: trong tôi có một ơn thánh sủng không? ơn đó
có được Giáo Hội công nhận không? tôi có vui lòng vì ơn thánh sủng đó hay tôi
cảm thấy đôi chút ganh tỵ với những ơn thánh sủng của người khác không? tôi đã
có ước ao hay đang muốn một ơn thành sủng nào đó không? Ơn thánh sủng là một
quà tặng: chỉ có Thiên Chúa mới ban cho.
Nhưng, trải nghiệm đẹp
nhất là khi ta khám phá ra tất cả sự đa dạng của các ơn thánh sủng và những quà
tặng của Thánh Linh mà Chúa Cha đã đổ tràn đầy xuống cho Giáo Hội. Không được
xem đây như một cơ hội gây lẫn lộn và bất ổn: tất cả đều là quà tặng Thiên Chúa
ban cho cộng đoàn Kitô hữu của Người, để cộng đoàn có thể lớn lên hài hòa,
trong đức tin và trong tình yêu của Người, như cùng một thân thể, thân thể Chúa
Kitô. Chính cũng Chúa Thánh Linh đã ban sự đa dạng của các ơn sủng và làm nên
sự thống nhất của Giáo Hội. Vẫn luôn là Chúa Thánh Thần. Trước vô số các ơn
thánh sủng, trái tim chúng ta phải mở ra với niềm vui và chúng ta phải nghĩ rằng:
"Đúng là đẹp! Bao nhiêu là những ơn
khác nhau, bởi vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, và tất cả đều được
yêu thương cùng một cách". Như thế, cần phải thận trọng nếu những ơn sủng
này trở thành những những nguyên nhân của thèm muốn, chia rẽ, ganh tỵ! Cũng như
thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở trong lá thư thứ nhất của ngài gửi giáo đoàn
Côrintô, nơi chương 12, tất cả các ơn sủng đều quan trọng trước mắt Thiên Chúa
và, đồng thời, không có ơn nào có thể thay thế được. Điều này có nghĩa rằng, trong
cộng đoàn Kitô hữu, chúng ta đều cần đến lẫn nhau, và mỗi ơn nhận được sẽ sống
đầy đủ khi nó được chia sẻ với các anh em, vì ích lợi của tất cả mọi người.
Giáo Hội chính là thế đó! Và khi Giáo Hội, với sự đa dạng của các ơn thánh
sủng, tuyên bố trong sự hiệp thông, thì Giáo Hội không thể sai lầm được: đó là
vẻ đẹp và sức mạnh của "ý nghĩa đức tin", của cái ý nghĩa siêu nhiên
này của đức tin, vốn được Chúa Thánh Linh ban cho, và cùng nhau, tất cả chúng
ta có thể đi vào trọng tâm của Phúc Âm và học theo Chúa Giêsu trong cuộc đời
chúng ta.
Ngày hôm nay, Giáo Hội
mừnng lễ Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Vị thánh này, từ trần năm 24 tuổi và
rất yêu thương Giáo Hội, đã muốn làm một thừa sai, nhưng lại muốn có tất cả
những ơn sủng và đã nói: "Tôi muốn làm điều này, điều kia, điều nọ":
bà muốn tất cả các ơn thánh sủng. Bà đã bắt đầu cầu nguyện và bà đã cảm thấy
rằng ơn thánh sủng là tình yêu. Và bà đã nói câu nói đẹp này: "Trong trái
tim của Giáo Hội, tôi sẽ là tình yêu". Và ơn thánh sủng này, tất cả chúng
ta đều có: khả năng yêu thương. Ngày hôm nay chúng ta cầu xin Thánh Nữ Têrêxa
Hài Đồng Giêsu khả năng yêu thương Giáo Hội, yêu thương thật nhiều và nhận lãnh
tất cả những ơn thánh sủng của Giáo Hội, tình yêu thương này của các con cái
Giáo Hội, mẹ Giáo Giáo Hội thánh thiện và có hệ thống.
Bản dịch tiếng Pháp : Constance
Roques (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
(ghxhcg.com)
(1 octobre 2014) © Innovative Media Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét