Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Bài giảng ĐTC - Chiến thuật của Ma Quỷ

Đức Giáo Hoàng cảnh báo:
Có ma quỷ, không được ngây thơ

Bài huấn đức về "chiến thuật" của ma quỷ

Rôma – 12/4/2014 (Zenit.org) Anita Bourdin


Có ma quỷ, dù là ở thế kỷ XXI: chúng ta không được ngây thơ ! Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích trong bài giảng lễ lúc 7 giờ sáng ngày thứ Sáu 11/4/2014, tại nhà nguyện trong Nhà Thánh Martha ở Vatican.
Chiến thuật của ma quỷ
"Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ, Đức Giáo Hoàng giải thích, bởi vì quy luật đời sống thiêng liêng, đời sống Kitô giáo, là một cuộc đấu tranh: một cuộc đấu tranh. Bởi vì thủ lãnh thế gian này – ma quỷ - không muốn chúng ta nên thánh, không muốn chúng ta đi theo Đức Kitô. Có người trong anh chị em, có lẽ, tôi không biết, có thể nói: 'Nhưng, thưa Cha, Cha thật là già rồi: nói chuyện ma quỷ ở thế kỷ XXI!' Nhưng, anh chị em biết đó, ma quỷ có thật! Ma quỷ có thật. Kể cả ở thế kỷ XXI! Và chúng ta không được ngây thơ! Chúng ta phải học từ Phúc Âm cách thức đấu tranh chống lại nó". 
Đức Giáo Hoàng chỉ rõ kiểu mẫu nơi Đức Giêsu Kitô: "Đời sống của Chúa Giêsu là một cuộc đấu tranh. Ngài đến để chiến thắng sự dữ, chiến thắng lãnh tụ của thế gian này, chiến thắng ma quỷ": ma quỷ, "thường hay cám dỗ Chúa Giêsu và trong cuộc đời của Ngài, Chúa Giêsu đã trải nghiệm cám dỗ " và "những sự bách hại". Những người đã chịu phép Rửa, "chúng ta muốn đi theo Chúa Giêsu", "chúng ta phải biết rõ sự thật này", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
"Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng bị cám dỗ, ngài giải thích, chúng ta cũng là mục tiêu của những cuộc tấn công của ma quỷ, bởi vì ác thần không muốn chúng ta nên thánh, nó không muốn sự làm chứng Kitô giáo của chúng ta, nó không muốn chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu. Và ác thần làm thế nào để khiến chúng ta lánh xa con đường của Chúa Giêsu, với những cám dỗ của nó?"
Đức Giáo Hoàng mô tả "ba đặc tính" của điều có thể gọi là, sau Lewis,  "chiến thuật của ma quỷ": "Những cám dỗ của ma quỷ có 3 đặc tính và chúng ta phải biết chúng để không bị sa  bẫy. Ma quỷ làm cách nào để khiến chúng ta rời xa con đường Chúa Giêsu  Cám dỗ bắt đầu nhẹ nhàng, nhưng nó lớn dần lên: nó luôn lớn lên. Thứ nhì, nó lớn lên và truyền nhiễm sang người khác, nó truyền sang người khác, nó tìm cách lan vào cộng đoàn. Và sau cùng, để trấn an linh hồn, nó tự bào chữa. Nó to ra, nó truyền nhiễm và nó bào chữa".

Cám dỗ rất quyến rũ!
Cám dỗ thứ nhất của Chúa Giêsu, "gần giống như một sự quyến rũ", Đức Giáo Hoàng đã bình luận: ma quỷ nói với Chúa Giêsu hãy gieo mình từ trên nóc Đền Thờ để, như nó gợi ý, "tất cả sẽ nói: 'Đây chính là Đấng Mêsia!' ".
Với ông A-đam và bà E-va, cùng một cám dỗ: "Chính là sự quyến rũ". Ma quỷ "nói gần như nó là một vị thầy thiêng liêng", Đức Giáo Hoàng giải thích: và "khi nguời ta đây lùi" cám dỗ, "nó lớn lên và nó trở lạì mạnh hơn nữa". 
Chúa Giêsu, "nói chuyện này trong Phúc Âm thánh Luca: khi ma quỷ bị đẩy ra, nó chạy vòng vòng để tìm bạn bè nó và nó trở lại với cả bầy", Đức Giáo Hoàng nhắc nhở: và như thế, cám dỗ "cũng lớn lên bằng cách kéo theo những cám dỗ khác". Đó là điều "đã xẩy ra với Chúa Giêsu": "ma quỷ lôi kéo" kẻ thù của nó, và điều "giống như một tia nước, một tia nước nhỏ, lặng lẽ, trở thành thủy triều".
Cám dỗ "lớn lên và nó lây nhiễm, Đức Giáo Hoàng nhắc lại, và sau cùng, nó bào chữa": khi Chúa Giêsu giảng dậy trong đền thờ, lập tức kẻ thù của Ngài xúm lại hạ Ngài và nói rằng: "Nhưng người này là con của ông Giuse, thợ mộc, và là con của bà Maria! Không bao giờ học đại học! Lấy quyền gi mà giảng dậy? Người này không có học!". Dần dần, Đức Giáo Hoàng giải thích, cám dỗ "đã lôi kéo mọi người chống lại Chúa Giêsu", và tột điểm, "điểm mạnh nhất của sự bào chữa, chính là lời của vị thượng tế", nói rằng: 'Mấy người không biết là chỉ cần một người chết đi để cứu 'cả dân chúng'?"
Chặn đứng cám dỗ kịp thời
Đức Giáo Hoàng đã chuyển sang đưa các thí dụ để cập nhật hóa trang Phúc Âm này: "Chúng ta có một cám dỗ ngày càng lớn lên: nó lớn lên và lây nhiễm sang người khác. Chúng ta hãy nghĩ tới những lời ngồi lê đôi mách chẳng hạn; tôi cảm thấy ganh ghét đối với một ai đó, với một người khác và, lúc đầu, tôi chỉ ganh ghét trong lòng, và rồi có nhu cầu chia sẻ và đi nói lại với một người khác: 'Chị có thấy con người kia không?'… và cám dỗ tìm cách lớn lên và lây nhiễm cho ai đó khác, rồi cho người khác nữa… Nhưng điều đó, chính là guồng máy ngồi lê đôi mách và tất cả chúng ta đã bị cám đỗ ngồi lê đôi mách! Có lẽ không có chuyện đó đối với ai đó trong anh chị em, nếu người đó là thánh, chứ tôi thì tôi cũng đã bị cám dỗ ngồi lê đôi mách! Đó là cám dỗ hàng ngày, loại cám dỗ này. Nhưng nó bắt đầu như thế, nhẹ nhàng, như một tia nước. Rồi nó lớn lên bằng lây nhiễm, và sau cùng là khiến người ta tự bào chữa".
Vì vậy, Đức Giáo Hoàng đã khuyên nhủ phải cảnh giác "mỗi khi, trong lòng mình, chúng ta cảm thấy có cái gì có thể lâu dần sẽ mang tính phá hoại" con người: "chúng ta hãy cẩn thận bởi vì nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời tia nước rò rỉ, khi nó lớn lên, nó sẽ lây nhiễm, và sẽ là cơn thủy triều, thúc đẩy chúng ta bào chữa cho điều ác, như những người kia [trong Phúc Âm] đã tự bào chữa" bằng cách khẳng định rằng "tốt hơn hết là chỉ cần một người chết để cứu cả dân chúng". 
Bản dịch tiếng Pháp: Hélène Ginabat (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt: Mạc Khải (ghxhcg.com)
(12 avril 2014) © Innovative Media Inc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét