Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo - Xuân Đinh Dậu - UBGDCG

ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
HỘi ĐỒng Giám MỤc ViỆt Nam

_________________________________________________________________________
72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 093 890 5015 – 096 725 7483
 
THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
nhân dỊp TẾt Nguyên Đán ĐINH DẬU - 2017
 
Các con rất thân mến,
Trong bầu khí hân hoan của ngày Xuân và với tâm tình yêu thương, Cha muốn mượn lời chúc lành trong sách Dân Số để gửi đến các con lời cầu chúc cho năm mới Đinh Dậu này: “Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ các con! Xin Thiên Chúa tươi nét mặt nhìn đến các con và dủ lòng thương các con! Nguyện xin Thiên Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho các con!” (x. Ds 6,24-26).
1. Hãy nghĩ đến những người và những gia đình đau khổ với tâm tình thương xót
Theo truyền thống dân tộc, đến ngày Tết các con sẽ được hưởng những phút giây hạnh phúc trong bầu khí đầm ấm của gia đình, bên cạnh Cha mẹ, Ông bà và anh chị em. Nhưng chính trong khi các con được hưởng niềm vui gia đình, còn biết bao nhiêu người, biết bao gia đình đang đau khổ. Cha nghĩ đến các cụ già sống lẻ loi, buồn tủi vì không có con cháu hay vì bị con cháu bỏ rơi; Cha nghĩ đến những người góa bụa, những gia đình tan vỡ, những đôi vợ chồng bỏ nhau; Cha nghĩ đến những em bé mồ côi, không cha không mẹ, không nơi nương tựa; Cha cũng nghĩ đến những gia đình nghèo khổ, ăn bữa trưa lo bữa tối, những gia đình bị ngược đãi, đối xử bất công, những gia đình có người đau ốm lâu năm mà không có tiền chạy thầy, chạy thuốc và còn biết bao hoàn cảnh đau khổ khác của các gia đình.
Tại Quê hương thân yêu của chúng ta cũng như trên khắp thế giới, có muôn vàn người đau khổ. Cha muốn viết lại đây kinh nghiệm của một người Mỹ gốc Việt tự nguyện đi phục vụ người nghèo tại cộng đoàn các nữ tu Mẹ Thánh Têrêsa tại Calcutta. Anh kể như sau: “Người nghèo nơi đây nhiều lắm, đa số là các trẻ cô nhi, tật nguyền, bại liệt, mắc bệnh Down, nói chung là thành phần bị gia đình, xã hội ruồng rẫy, bỏ rơi và các Sơ lượm về chăm sóc... Mình còn nhớ ngày đầu tiên bị phải giặt đồ, lại không hề có máy giặt, mà phải giặt hoàn toàn bằng tay, mình gớm quá, kinh hãi quá. Mình xắn ống quần lên, giậm hai bàn chân lên đống đồ dơ bẩn trong thau, mà miệng thì cứ ợ lên ợ xuống... Mới vừa giậm mấy cái thôi thì nước trong thau đã đen thùi lùi như... nước cống. Mình hãi quá, nhảy ra khỏi thau, lật đật đổ nước ra, múc nước mới vô, giậm giậm vài cái nữa thì hỡi ôi... lại đen ngòm và hôi rình. Chính vào giây phút đó, mình muốn khóc. Chúa ơi, tại sao có những miền đất mà con người ta nghèo đến thế và cơ cực đến vậy?... Các nữ tu cũng như mình vậy, họ cũng phải giặt mấy thau tã dính đầy cứt đái, nhưng họ khác mình, vì họ làm điều dơ bẩn đó từ năm này qua năm khác, mà họ không ợ lên ợ xuống, họ không giậm bằng chân mà thản nhiên ngồi xuống dịu dàng dùng hai bàn tay vò giặt... Có đến nơi này, tôi mới biết là không nơi đâu nghèo khó và cùng cực như ở Calcutta và cũng không nơi đâu có thể tìm thấy những con người hơn cả vĩ đại như các nữ tu nơi này.”

Bài giảng Đức Cha Giuse tại Bùi Chu - Thánh lễ mừng kính lễ Phaolô Trở Lại - 14.01.2017


BÀI CHIA SẺ CỦA ĐỨC CHA GIUSE ĐINH ĐỨC ĐẠO


(Bùi Chu, ngày 14/01/2017)


Trọng kính Đức Ông Vinhsơn,

Kính thưa quý cha, quý Tu sĩ và quý anh chị cursillistas,

Chúng ta vừa nghe lời Chúa: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ” (Mc 16,15), và chính Chúa cũng đang trực tiếp nói với chúng ta hôm nay.

Chúa sai chúng ta đi và theo ngôn từ của Phong trào là, sau khi ở trong Khóa Ba Ngày, Chúa bảo chúng ta, các con hãy sang Ngày Thứ Tư đi, theo hành trình kiềng ba chân: Sùng đạo, Học đạo và Hành đạo.

Chúa cũng nói với Phong trào Cursillo, các con hãy ra vùng ngoại biên, tìm kiếm những người còn xa Chúa, họ chưa bao giờ được nghe về Chúa, chưa cảm nghiệm tình thương Chúa bao giờ. Chúa ở ngay bên cạnh mình, Chúa mời gọi chúng ta mở lòng mở trí nhận ra sứ điệp Tin Mừng của Chúa.

Chúng ta đang sống trong Ngày Thứ Tư, và Chúa nhắc: chúng con đang ở trong Ngày Thứ Tư đó. Chúng ta có thể giúp những người xa Chúa mở lòng mở trí đón nhận Chúa, đó chính là con đường của người cursillista.

Những người đang xa Chúa đón nhận được Chúa khi người cursillista hăng say nhiệt thành, có sức mạnh thúc đẩy trong việc hành đạo sau khi sùng đạo và học hiểu đạo. Do vậy điều cần hôm nay không phải chỉ là những cursillista mà là những cursillista hăng say, nhiệt thành đem Chúa đến cho người khác. Người cursillista hăng say, nhiệt thành thì luôn băn khoăn, trăn trở; trong lòng luôn đặt ra câu hỏi cho mình và cho anh em, chị em cùng nhóm làm sao đưa những người xa Chúa đến với Chúa, và làm sao đưa Chúa đến với những anh chị em di dân trong xứ đạo cùng với anh chị em lương dân.

Bài giảng ĐTC - Sống Tám Mối Phúc Thật


Nếu có "nhiều người nghèo khó trong tâm hồn hơn",
thì đã có "ít chia rẽ" trong các cộng đoàn


Bài suy ngẫm của Đức Giáo Hoàng trước Kinh Truyền Tin (toàn văn)

SỐNG TÁM MỐI PHÚC THẬT



Kinh Truyền Tin ngày 29 tháng 01 năm 2017

"Nếu trong các cộng đoàn của chúng ta, có nhiều người nghèo khó trong tâm hồn hơn, thì đã có ít chia rẽ, ít tranh chấp và ít đả kích nhau!". Đó là những điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố vào giờ Kinh Truyền Tin ngày 29/01/2017 do ngài chủ tọa trên quảng trường Thánh Phêrô. Ngài đã kêu gọi hãy dành ưu tiên cho "sự chia sẻ" hơn là "chiếm hữu".

Dẫn nhập giờ kinh kính Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng đã suy ngẫm về bài Phúc Âm ngày hôm nay, các Mối Phúc Thật (Mt 5, 1-12a), đặc biệt về mối phúc đầu tiên: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó; vì Nước Trời là của họ" (c. 3). Tâm hồn nghèo khó, ngài giải thích, là "sự điều độ", là "khả năng nếm trải điều chủ yếu".  

Ngài đã tố cáo cái lôgic của sự "tiêu thụ ham hố": "Càng có, càng muốn có nhiều hơn… Và điều đó giết chết tâm hồn". Phải ngược lại là "luôn có tâm hồn và hai bàn tay mở rộng, không đóng lại".

"Kẻ có tâm hồn nghèo khó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn nhấn mạnh, là người Kitô hữu không chỉ tính tới mình, tới những của cải vật chất, không cứng đầu trong quan điểm của mình, mà trân trọng lắng nghe và sẵn lòng chiều theo quyết định của tha nhân".

Lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Kinh Truyền Tin

Thân chào Quý Anh Chị Em!

Phụng vụ Chúa Nhật này làm cho chúng ta suy niệm về những Mối Phúc thật (x. Mt 5, 1-12a), là phần mở đầu của "bài giảng lớn trên núi", bản "đại hiến chương" (magna charta) của sách Tân Ước. Chúa Giêsu thể hiện thánh ý Thiên Chúa là dẫn đưa con người đi tới hạnh phúc. Thông điệp này cũng đã hiện diện trong những lời tiên tri của các ngôn sứ: Thiên Chúa gần gũi người nghèo và người bị áp bức và giải thoát họ ra khỏi tay những kẻ ngược đãi họ. Nhưng trong bài giảng huấn, Chúa Giêsu đi theo một con đường riêng: Người bắt đầu bằng thành ngữ "phúc cho ai", tức là hạnh phúc; Người tiếp theo với lời chỉ dẫn điều kiện để được hạnh phúc; và Người đã kết luận bằng một lời hứa hẹn. Lý do để có phúc, tức là có hạnh phúc, không nằm trong điều kiện đòi hỏi – "ai có tâm hồn nghèo khó", "ai khóc lóc", "ai khát khao nên người công chính" "ai bị bách hại"… - nhưng trong lời hứa đi theo, cần đón nhận với đức tin như là ơn phúc của Thiên Chúa. Người ta xuất phát từ điều kiện khó khăn, để mở ra với ơn phúc của Thiên Chúa và đạt tới thế giới mới, tới "nước" do Chúa Giêsu loan báo. Đây không phải là một cơ chế tự động, nhưng là một con đường sống đi theo chân Chúa, trên con đường ấy thực tế của sự bất ổn và sầu não được nhìn trong một viễn cảnh mới và trải nghiệm theo sự hoán cải được thực hiện. Người ta sẽ không hạnh phúc nếu không hoán cải, để xứng đáng tận hưởng và sống ơn phúc của Thiên Chúa.

Ước nguyện đầu xuân


Ước nguyện đầu xuân

Mùa xuân Đinh Dậu đang về. Vào thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mỗi chúng ta đều có những ước nguyện cho bản thân và gia đình. Dù thuộc tín ngưỡng nào, người ta cũng tin rằng, những nguyện ước từ trái tim chân thành, được thể hiện trong những giây phút khởi đầu của xuân mới sẽ thành hiện thực. Người tín hữu công giáo tin vào tình thương của Chúa Quan phòng, và vào lời hứa của Chúa Giêsu: “Ai tin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy và ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Mt 7,7), nên thường cầu nguyện lúc giao thừa và đi lễ đầu năm để xin ơn lành trong năm mới. Trong niềm phó thác vào tình thương của Chúa, với xác tín rằng Chúa là nguồn mạch mọi ân phúc, chúng ta cùng dâng lên Ngài những ước nguyện đầu xuân.

Ơn đầu tiên mà chúng ta cần cầu nguyện, đó là xin Chúa ban ơn bình an cho thế giới. Bức tranh toàn cảnh thế giới đầu năm 2017 xem ra ảm đạm và tăm tối. Nhân loại lo sợ trước nạn khủng bố đang rình rập từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, từ châu Âu, châu Mỹ rồi tới châu Á. Những cuộc bạo loạn xảy ra khắp nơi. Chiến tranh giết chóc triền miên tại một số nước Trung Đông. Nơi một số quốc gia Hồi giáo và Ả-rập, những Kitô hữu là nạn nhân của các cuộc xung đột. Để duy trì đức tin và bảo toàn mạng sống, họ phải bỏ quê hương, lên đường lánh nạn, chấp nhận bao đau thương trong hành trình tha hương vô định. Cùng với những “nhân tai”, là hiện tượng biển đổi khí hậu, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Nơi này hạn hán, nơi kia lũ lụt, nơi khác tuyết lở, làm cho cuộc sống bị đảo lộn, nhiều người phải sống cảnh màn trời chiếu đất, lâm cảnh đói khát vì mất mùa. Thiên nhiên nổi giận trước sự tàn phá vô trách nhiệm của con người, làm cho môi trường bị ô nhiễm, rừng bị tàn phá, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt. Những bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, virút Zika, như những làn sóng lây lan nhanh, rất khó kiềm chế. Trước tình hình thế giới bất an bất ổn này, chúng ta nguyện cầu cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ biết dựa trên những nguyên tắc căn bản, tôn trọng quyền con người và lấy hạnh phúc của người dân làm tiêu chí quan trọng cho mọi hành động cũng như mọi quyết định của đường lối chính trị.

Với lòng yêu mến quê hương, chúng ta dâng lời cầu xin Chúa cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam được bình an. Thế kỷ trước, đất nước thân yêu mang hình chữ “S” này đã trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt. Người dân Việt Nam khao khát hòa bình, vì họ đã trải nghiệm những hậu quả của chiến tranh. Không ai muốn nghe tiếng súng đạn, chém giết. Chẳng ai muốn xung đột, chia lìa. Ngày hôm nay, tiếng bom đạn đã chấm dứt trên quê hương, nhưng dân tộc này còn nhiều đau khổ, do nghèo nàn, khó khăn về kinh tế. Nạn tham nhũng như câu chuyện dài chưa có hồi kết, trái lại, ngày một nghiêm trọng và quy mô hơn. Bạo lực tràn lan, gây chết chóc đau khổ cho bao gia đình. Sự cách biệt giữa người sống ở thành thị và nông thôn còn chênh lệch xa vời. Thanh niên nam nữ vì mưu sinh phải rời quê hương, đánh đổi sức lực thanh xuân với đồng lương rẻ mạt nơi xứ người, giống như những nô lệ thời hiện đại. Trong số những “công nhân xuất khẩu”, nhiều người bị bạc đãi, cư xử tệ bạc và thậm chí bị đánh đập đến tàn phế. Những cô dâu Việt, muốn đổi đời, chấp nhận nhắm mắt đưa chân tới một tương lai vô định. Trong số họ, một số ít tìm được hạnh phúc, phần đông còn lại phải chấp nhận thân phận hẩm hiu, tương lai tăm tối, nhiều người đã tự kết liễu đời mình. Ở trong nước, vì lòng tham, người ta làm bất cứ điều gì đem lại lợi nhuận. Lương tâm con người bị coi rẻ, đạo đức con người bị lãng quên. Hậu quả là hàng giả, thực phẩm nhiễm độc tràn lan trên thị trường. Người ta đang giết dần giết mòn một dân tộc. Đã có những “làng ung thư” do nguồn nước bị nhiễm độc. Chúng ta cầu xin cho đất nước được thanh bình, cho mọi người biết tôn trọng tiếng nói của lương tâm, vì lương tâm là luật của Chúa in vào tâm hồn con người. Khi sống theo lương tâm, người ta không dám làm điều xấu, cuộc sống sẽ an bình tốt đẹp.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Thư chung ĐGM GPXL - Giáng Sinh 2016


Toà Giám mục Xuân Lộc, ngày 21 tháng 12 năm 2016

Thư Chung

Gửi Gia đình Giáo phận

Dịp lễ GIÁNG SINH 2016

Kính gửi :     Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ, Các Chủng sinh,

và Anh Chị Em Giáo hữu Giáo phận Xuân Lộc.
 

Anh Chị Em rất thân mến, 

Trong niềm hân hoan mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh, tôi xin gửi đến mọi người, mọi gia đình, cộng đoàn, giáo họ, giáo xứ; đến các con cái Giáo phận đang đi làm, đi học nơi xa hoặc định cư ở nước ngoài, lời nguyện chúc chân thành và yêu thương: Nguyện xin Chúa Hài Đồng ban cho Anh Chị Em ơn bình an và niềm vui cứu độ mà Ngài đã đem xuống trần gian cho những người thành tâm được Thiên Chúa yêu thương (x. Lc 2,14).

Mới đây, tôi đi tham dự Đại hội Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) được tổ chức tại Negombo, thuộc Tổng Giáo phận Colombo, Sri Lanka, từ ngày 28/11 đến ngày 04/12/2016. Tham dự Đại hội có 137 thành viên, gồm 11 Hồng Y, 22 Tổng Giám mục, 53 Giám mục, 31 Linh mục, 2 nữ tu và 18 giáo dân. Phái đoàn Việt Nam có 5 Giám mục tham dự. Đại hội đã diễn ra rất tốt đẹp trong bầu khí thánh thiện và huynh đệ của những người con cái Chúa đến từ khắp nơi tại Châu Á. Một điều làm tôi đặc biệt chú ý là lời phát biểu của Đức Hồng y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo về thành phố Negombo. Ngài nói: “Tại Negombo dân chúng đa số là Công giáo (70%), còn lại là tín đồ Phật giáo, Hồi giáo và một vài Tôn giáo khác. Trong suốt 30 năm nội chiến, Negombo không hề có một thiệt hại về nhân mạng và nhà cửa vật chất. Negombo được coi là một ‘thánh địa’. Bất cứ ai vào Negombo đều được an toàn”.

Lời phát biểu trên đây đã làm tôi nghĩ ngay về Giáo phận chúng ta và nhớ đến ước mơ mà tôi đã thổ lộ trong Thánh lễ cầu nguyện cho sứ vụ mục tử của tôi tại nhà thờ Chính Tòa ngày 31 tháng 5 năm 2016: ước mơ “Giáo phận Xuân Lộc chúng ta sẽ là nơi mọi người, kể cả Anh Chị Em lương dân và di dân, đều cảm nghiệm được sự ngọt ngào của lòng thương xót và không ai không là chứng nhân của lòng Chúa thương xót. Nhờ đó, người nghèo, người đau khổ, bệnh tật, các cụ già neo đơn, các gia đình tăm tối, những cha mẹ khổ đau vì con cái, sẽ tìm được sự cảm thông và an ủi; những người lỡ lầm vẫn được đón nhận và khích lệ để hối cải và biến đổi.