PHILIP - VỊ TÔNG ĐỒ THỰC TIỄN
(Ga
14, 19)
Ta nhìn anh đi chợ, người anh cao ráo, trẻ trung, tươm
tất. Tay anh cầm làn thức ăn. Nhìn anh, ta
thấy có gì đó không ổn. Tay kia cầm mảnh giấy
viết những món hàng phải mua. Mua xong một món, anh đánh một dấu thập, từ trên
xuống dưới. Anh đã sắp xếp các món hàng phải mua theo các gian hàng. Anh tính
trước con đường phải đi vì anh không muốn phải trở lại một gian hàng hai lần...
Lộ trình của anh rõ ràng. Anh bước khoan thai về nhà.
Thoáng nhìn đồng hồ, anh đã mua sắm đúng thời gian dự định. Mắt anh bỗng nháy
mạnh một cái, một con nhện vừa sa xuống trước mặt. Anh không coi là quan trọng.
Một con nhện gió thổi có thể bay bất cứ nơi đâu. Một chục con nhện sa trong
ngày mùng năm cũng không làm anh nghĩ ngợi, anh không có một xu hướng dị đoan
nào...
Anh vào nhà. Nhà anh sạch sẽ gọn gàng, đâu ra đấy, giờ
nào việc nấy. Tối đến, anh đọc vài trang sách rồi đi ngủ. Anh không bao giờ
thức khuya. Sức khỏe là vàng. Ngày mai còn công việc ngày mai.
Nói chuyện với anh đi, nếu bạn muốn. Anh luôn sẵn sàng
tiếp chuyện. Hỏi anh một vài câu để tìm hiểu anh xem. Hỏi đi, hỏi anh về vấn đề
tôn giáo đi.
"Tôn giáo ư? Anh muốn biết quan niệm của tôi về tôn
giáo à, tôi nói cho anh nghe. Như mọi người hay như đa số, tôi cũng có một tôn
giáo. Tôi cho đó là một điều hay. Những em bé phải được học hỏi về đạo, điều đó
giúp các em sống đàng hoàng hơn.
Tin có Chúa? Vâng, tôi nghĩ rằng tôi tin có Chúa. Khó có
một trật tự vũ trụ như thế này nếu không có một Đấng Toàn Năng, một Đấng Tạo
Hóa. Cha mẹ tôi rất là mộ đạo, đi Nhà Thờ rất thường. Nhưng tôi không thể sống
Đức Tin của họ được. Tôi không thể tin vì cha mẹ tôi tin. Tôi tìm lấy con đường
tôi đi. Tôi phải tìm lấy cho chính mình.
Nói thật với anh, tôi là một người rất thực tiễn. Chân
lý phải được thực nghiệm, niềm tin phải được thể hiện bằng hành động. Nói cách
khác, người thực tiễn không thể tin điều gì không thể chứng minh được. Tôi tin
rằng 2 với 2 là 4, anh có thể chứng minh điều đó. Tôi tin những gì tôi có thể
thấy, có thể nghe, cảm nhận, sờ mó, thực nghiệm.
Đức Tin à? Này, anh không thể đặt ngón tay mà sờ Đức
Tin. Đức Tin là gì? Một số người có, một số người không. Nếu anh không có Đức
Tin thì anh làm gì nào? Tôi nói cho anh nghe, nếu tôi có thể thấy cho mình,
biết cho mình, và nếu có ai thuyết phục được tôi, lúc ấy tôi mới tin.
Đường đi đến tôn giáo, đối với tôi phải là một con đường
thực tế. Chứng minh rõ ràng cho tôi đi nào! Tôi không thể nào đi theo một cái
gì mà tôi không biết, một cái gì mà tôi không cảm nghiệm. Nhưng nếu tôi gặp
Chúa, thực sự gặp Người, tôi cho anh biết đấy, tôi sẽ là một môn đệ chân
thành”. Đấy là giọng nói của Phi-líp nếu như ông sống vào thế kỷ 20 này. Nhưng
đấy cũng là cách nói của ông trong thế kỷ đầu tiên.
Phi-líp là một người tỉ mỉ cẩn thận, bước từng bước một,
vững chãi, lý luận rất mực là thực tế. Làm sao ta biết được như thế? Điều đó
nhận rõ trong Phúc Âm qua bốn lần ông được đề cập tới. Lần đầu, ta gặp Phi-líp
ở Galilê. "Chúa Giê-su đi Galilê.
Người đến gặp Phi-líp, Đức Giêsu nói với ông: Hãy theo Thầy. Phi-líp là người ở
Bết-xai-đa, nơi Anrê và Phêrô sinh sống” (Ga 1, 43 – 44).
Một vài Tông Đồ tìm gặp Chúa Giêsu nhưng Phi-líp thì không.
Ông là một người quá thực tế.
Ông không bị lôi kéo vào những dư luận mà ông cho là vu vơ.
Ông không thấy gì chứng minh cho những tiếng đồn về Giêsu.
Đấng Mêsia? Đó là những điều đồn đãi không đâu. Hơi sức nào mà để ý!
"Đức Giêsu đến gặp Phi-líp". Chỉ có cách đó!
Đức Giêsu đã đi bước trước.
Họ trao đổi câu chuyện.
Ông là một người quá thực tế.
Ông không bị lôi kéo vào những dư luận mà ông cho là vu vơ.
Ông không thấy gì chứng minh cho những tiếng đồn về Giêsu.
Đấng Mêsia? Đó là những điều đồn đãi không đâu. Hơi sức nào mà để ý!
"Đức Giêsu đến gặp Phi-líp". Chỉ có cách đó!
Đức Giêsu đã đi bước trước.
Họ trao đổi câu chuyện.
Phi-líp đặt một vài câu hỏi tầm thường và ông được nghe
những câu trả lời khác thường. Kiến thức của ông về Cựu Ước giúp ông hiểu rõ
vài vấn đề.
Thế là ông bị thuyết phục!
Ông sẵn sàng khởi hành trên con đường mới.
Ông muốn đi theo Giêsu,
Ít ra, ông muốn thử xem,
ông muốn cảm nghiệm, muốn bắt đầu!
Ông đặt một vài câu hỏi chính đáng
Và ông nhận được những câu trả lời thỏa đáng...
Giờ đây, chàng Phi-líp phấn khởi,
Phấn khởi đến độ phải tỏ bày cho một người bạn:
"Chúng tôi đã gặp Người, Đấng mà Môsê trong lề luật và các ngôn sứ đã chép,
Giêsu, con ông Giuse, ngườiNazareth ..."
Một câu nói tỉ mỉ rõ ràng như một kết luận khoa học:
"Chúng tôi đã gặp Người..."
Người là Giêsu. Những tiên tri đã nói về Người.
Người đến từNazareth ,
cha Người là Giuse...
Trong khi Anrê nói ngắn gọn:
"Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia..."
thì Phi-líp rõ ràng và chính xác.
Khi một người bạn của ông phản ứng:
“Từ Nazareth thì có thể nẩy ra điều gì tốt được?”
Ông không tranh luận bàn cãi,
ông chỉ trả lời một cách thực tế:
"Thì hãy đến mà xem..." (Ga 1, 46).
Không ai có thể mê hoặc ông.
“Chứng minh cho tôi thấy, rồi tôi sẽ là một môn đệ chân thành."
Ông đã đến, và xem cho chính mình,
và đó cũng là đường lối ông đưa người khác đến với Đức Giêsu.
Con đường ông đi là con đường thực nghiệm, con đường khoa học:
"Hãy đến mà xem..."
Đấy là tất cả những gì Chúa đòi hỏi nơi những kẻ đi tìm chân lý.
Bây giờ, Phi-líp đã theo Chúa Giêsu.
Ông được Chúa chọn làm Tông Đồ.
Ông đã khởi đầu nhưng ông còn bao nhiêu điều phải học.
Ông tiến triển chậm chạp, dè dặt.
Ông không bao giờ đặt chân một bước
nếu chưa biết chắc chắn về mảnh đất trước mình.
Chúa Giêsu để ý thấy điều đó.
Chúa đã chọn ông làm một trong 12 Tông Đồ
Và Người cũng để ý đến dịp dạy dỗ ông, theo dõi sự tiến triển của ông.
Cơ hội đến, khi có đám đông nghe Chúa Giêsu giảng.
Bấy giờ đã xế chiều, người người đều mệt và đói lả.
Chúa Giêsu quay về phía Phi-líp để hỏi ông một câu:
"Ta mua đâu được bánh cho họ ăn? Người hỏi như thế là để thử ông” (Ga 6, 5)
Ông sẵn sàng khởi hành trên con đường mới.
Ông muốn đi theo Giêsu,
Ít ra, ông muốn thử xem,
ông muốn cảm nghiệm, muốn bắt đầu!
Ông đặt một vài câu hỏi chính đáng
Và ông nhận được những câu trả lời thỏa đáng...
Giờ đây, chàng Phi-líp phấn khởi,
Phấn khởi đến độ phải tỏ bày cho một người bạn:
"Chúng tôi đã gặp Người, Đấng mà Môsê trong lề luật và các ngôn sứ đã chép,
Giêsu, con ông Giuse, người
Một câu nói tỉ mỉ rõ ràng như một kết luận khoa học:
"Chúng tôi đã gặp Người..."
Người là Giêsu. Những tiên tri đã nói về Người.
Người đến từ
Trong khi Anrê nói ngắn gọn:
"Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia..."
thì Phi-líp rõ ràng và chính xác.
Khi một người bạn của ông phản ứng:
“Từ Nazareth thì có thể nẩy ra điều gì tốt được?”
Ông không tranh luận bàn cãi,
ông chỉ trả lời một cách thực tế:
"Thì hãy đến mà xem..." (Ga 1, 46).
Không ai có thể mê hoặc ông.
“Chứng minh cho tôi thấy, rồi tôi sẽ là một môn đệ chân thành."
Ông đã đến, và xem cho chính mình,
và đó cũng là đường lối ông đưa người khác đến với Đức Giêsu.
Con đường ông đi là con đường thực nghiệm, con đường khoa học:
"Hãy đến mà xem..."
Đấy là tất cả những gì Chúa đòi hỏi nơi những kẻ đi tìm chân lý.
Bây giờ, Phi-líp đã theo Chúa Giêsu.
Ông được Chúa chọn làm Tông Đồ.
Ông đã khởi đầu nhưng ông còn bao nhiêu điều phải học.
Ông tiến triển chậm chạp, dè dặt.
Ông không bao giờ đặt chân một bước
nếu chưa biết chắc chắn về mảnh đất trước mình.
Chúa Giêsu để ý thấy điều đó.
Chúa đã chọn ông làm một trong 12 Tông Đồ
Và Người cũng để ý đến dịp dạy dỗ ông, theo dõi sự tiến triển của ông.
Cơ hội đến, khi có đám đông nghe Chúa Giêsu giảng.
Bấy giờ đã xế chiều, người người đều mệt và đói lả.
Chúa Giêsu quay về phía Phi-líp để hỏi ông một câu:
"Ta mua đâu được bánh cho họ ăn? Người hỏi như thế là để thử ông” (Ga 6, 5)
Tại sao lại hỏi Phi-líp? Vì Phi-líp thực tế, khoa học,
bản tính của một kế hoạch gia, luôn tìm giải pháp hợp lý theo lý luận của loài
người. Nhưng hiện tại Phi-líp đã theo Người, theo Đấng mà ông đã thú nhận rằng
Môsê và các ngôn sứ đã chép.
Ông có tin tưởng vào Đấng ấy không?
Ông có phó thác vào Đấng ấy không?
Ông sẽ trả lời làm sao? Chúa Giêsu hỏi ông để thẩm định ông,
để thử ông, để nhận định sự phát triển của ông.
Ông vẫn dè dặt, đắn đo hay phó mình cho Đấng Mêsia?
Ông sẽ hành động theo Đức Tin hay theo lý luận?
Cách Chúa thử cũng lạ, thử vào một lúc bất ngờ!
Chính lúc bất ngờ nhất,
con người sâu thẳm nơi ta mới thể hiện,
mới bộc phát trước mặt mọi người,
mới có thể làm chứng cho đức tin
và khi thể hiện xong, ta mới biết rằng quá trễ!
Phi-líp đã bỏ mất cơ hội,
Ông đưa cặp mắt khoa học để nhẩm đếm số người...
Xem nào, 5... 10... 15...
“200 đồng... cũng không đủ để mỗi người được một chút đỉnh”
(Ga 6, 7)
Ông có phó thác vào Đấng ấy không?
Ông sẽ trả lời làm sao? Chúa Giêsu hỏi ông để thẩm định ông,
để thử ông, để nhận định sự phát triển của ông.
Ông vẫn dè dặt, đắn đo hay phó mình cho Đấng Mêsia?
Ông sẽ hành động theo Đức Tin hay theo lý luận?
Cách Chúa thử cũng lạ, thử vào một lúc bất ngờ!
Chính lúc bất ngờ nhất,
con người sâu thẳm nơi ta mới thể hiện,
mới bộc phát trước mặt mọi người,
mới có thể làm chứng cho đức tin
và khi thể hiện xong, ta mới biết rằng quá trễ!
Phi-líp đã bỏ mất cơ hội,
Ông đưa cặp mắt khoa học để nhẩm đếm số người...
Xem nào, 5... 10... 15...
“200 đồng... cũng không đủ để mỗi người được một chút đỉnh”
(Ga 6, 7)
Dưới cái nhìn thực tế, mọi việc không thể giải quyết.
Tìm đâu ra 200 đồng bây giờ? Vô phương! Nhưng Phi-líp quên Đấng mà ông thấy đã
chữa bao nhiêu người khỏi mọi thứ bệnh... thì sá gì một cơn đói. Ông quên Đức
Giêsu Kitô.
Ôi, vị Tông Đồ thực tiễn còn có bao nhiêu điều phải học...
Một lần khác, “Trong
số những người lên Giêrusalem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy Lạp”
(Ga 12, 20). Bấy giờ, dân chúng “thoạt
nghe tin Đức Giêsu tới Giêrusalem, họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và
reo hò...” (Ga 12, 12 – 13).
Một số người Hy Lạp sống ở gần Bết-xai-đa, gần quê
Phi-líp, họ đến Giêrusalem, gặp ông và nói: "Chúng tôi muốn được gặp ông
Giêsu." (Ga 12, 21). Phi-líp lại e dè. Ông phải nhìn trước khi ông bước.
Đây là một vấn đề khó khăn. Những người ngoại muốn gặp Đức Giêsu!
Phải làm gì đây cho hợp lý? Đắn đo dè dặt, Phi-líp bàn
lại với Anrê để Anrê quyết định cho ông, và "rồi Anrê và Phi-líp đi thưa
với Chúa Giêsu" (Ga 12, 22).
Tuy nhiên, bản tính của Phi-líp thể hiện rõ ràng nhất
vài ngày sau đó, trong buổi tiệc ly.
Ông đã theo Chúa suốt ba năm ròng.
Ông đã là một vị Tông Đồ.
Ông bảo Nathanaen: "Hãy đến mà xem"
Ông đã đến mà xem cho chính mình, thế mà ông xem nhưng không thấy !
Ông đã nghe nhưng không hiểu,
ông đã chấp nhận nhưng thực sự... ông đã hiểu được bao nhiêu?
Con đường ông đi quả thật là gai góc khó khăn.
Đến bây giờ, ông đã thực sự tin Chúa chưa? có thể quả quyết chưa?
Đức Giêsu đã giải thích tường tận,
thế mà chưa có gì có vẻ rõ ràng.
Mọi việc còn mang vẻ bí mật.
Phi-líp còn để trí óc mình chìm đắm trong sương mù.
Ông phải cắt lời Thầy mình:
"Thưa Thầy, xin chỉ cho chúng con thấy Chúa Cha,
như thế là chúng con mãn nguyện rồi." (Ga 14, 8)
Ông đã là một vị Tông Đồ.
Ông bảo Nathanaen: "Hãy đến mà xem"
Ông đã đến mà xem cho chính mình, thế mà ông xem nhưng không thấy !
Ông đã nghe nhưng không hiểu,
ông đã chấp nhận nhưng thực sự... ông đã hiểu được bao nhiêu?
Con đường ông đi quả thật là gai góc khó khăn.
Đến bây giờ, ông đã thực sự tin Chúa chưa? có thể quả quyết chưa?
Đức Giêsu đã giải thích tường tận,
thế mà chưa có gì có vẻ rõ ràng.
Mọi việc còn mang vẻ bí mật.
Phi-líp còn để trí óc mình chìm đắm trong sương mù.
Ông phải cắt lời Thầy mình:
"Thưa Thầy, xin chỉ cho chúng con thấy Chúa Cha,
như thế là chúng con mãn nguyện rồi." (Ga 14, 8)
Phải chỉ cho thấy mới đủ, mới mãn nguyện!
Ba năm trời... Chúa đã chỉ bao nhiêu lần mà nào ông có thấy.
Dù sao thì...cũng phải cám ơn Phi-líp vì câu hỏi của ông.
Câu hỏi ấy tỏ cho chúng ta thấy rằng:
Dù ông theo Chúa đã ba năm ròng,
Dù ngày ngày ông ở bên cạnh Chúa Giêsu,
ông vẫn còn tra hỏi, vẫn còn thao thức, vẫn còn kiếm tìm.
Có thể tỏ ra rằng ông vẫn còn chưa biết rõ, Nhưng cũng tỏ rõ nỗi khao khát tìm hiểu của ông.
Ba năm trời... Chúa đã chỉ bao nhiêu lần mà nào ông có thấy.
Dù sao thì...cũng phải cám ơn Phi-líp vì câu hỏi của ông.
Câu hỏi ấy tỏ cho chúng ta thấy rằng:
Dù ông theo Chúa đã ba năm ròng,
Dù ngày ngày ông ở bên cạnh Chúa Giêsu,
ông vẫn còn tra hỏi, vẫn còn thao thức, vẫn còn kiếm tìm.
Có thể tỏ ra rằng ông vẫn còn chưa biết rõ, Nhưng cũng tỏ rõ nỗi khao khát tìm hiểu của ông.
Cám ơn Phi-líp, chúng tôi nhớ ơn anh vô cùng. Nhờ anh
thực tiễn mà anh gợi lên câu trả lời độc đáo nhất trong mọi thứ văn chương. Anh
đã làm cho Chúa Giêsu nói: "Thầy ở
với anh em bấy lâu, thế mà, Phi-líp, anh chưa biết Thầy ư? Ai xem thấy Thầy là
xem thấy Chúa Cha" (Ga 14, 9).
Anh có nhận thấy một thoáng phiền trách trong giọng nói của Thầy
chăng?
Thầy đã ở với anh bao nhiêu lâu rồi,
mà anh thì vẫn ù ù cạc cạc!
Đến giờ này là sắp trễ rồi. Thế mà anh vẫn chưa hiểu gì mấy!
Anh phát triển chậm quá. Anh cẩn thận quá. Anh thực tiễn quá.
Đấy, Phi-líp, thực tiễn quá. Đấy là trở ngại của anh!
"Phi-líp, anh không thấy Thầy hành động sao?
Anh không nhớ hai lần Thầy nuôi mấy ngàn người sao?
Anh không nhớ rằng Thầy luôn luôn nói với Đức Tin? Anh không thấy Thầy hằng lập đi lập lại sao?
“Thầy ở trong Cha Thầy, và Cha Thầy ở trong Thầy". (Ga 14, 10)
Anh đã nói với bạn anh: Hãy đến mà xem.
Thầy cũng lại nói với anh: Phi-líp, hãy đến mà xem,
“Và ai thấy Thầy cũng là thấy Cha Thầy”.
Anh hãy xem những việc Thầy đã làm, đang làm và sẽ làm.
Và nếu anh không tin Lời Thầy thì ít ra,
“...anh hãy tin vào những việc Thầy làm” (Ga 14, 11)
Câu nói cuối cùng của Thầy Chí Thánh vang dội trong lòng ông qua những ngày đen tối.
Ông suy đi nghĩ lại và chín mùi vào ngày Lễ Ngũ Tuần.
Phải đến ngày đó thì Phi-líp mới thực sự tới đích.
Nếu tôi có thể thấy rõ ràng, tôi sẽ tin.
Nếu gặp được Chúa, tôi sẽ là một môn đệ chân thành. Và Phi-líp đã thực hiện Lời Chúa dạy:
"Kẻ tin vào Thầy thì sẽ làm được những việc Thầy làm" (Ga 14, 12)
Mà Chúa Sống như ánh sáng giữa thế gian, thì Thánh Polycarpe, Giám Mục Ê-phê-xô cũng viết về Phi-líp trong thế kỷ thứ 2 như sau: "Ông là một trong 12 Tông Đồ đã sống như ánh sáng chói lòa nhất ở Á Châu (Tiểu Á) và được chôn cất ở Hierapolis".
Thầy đã ở với anh bao nhiêu lâu rồi,
mà anh thì vẫn ù ù cạc cạc!
Đến giờ này là sắp trễ rồi. Thế mà anh vẫn chưa hiểu gì mấy!
Anh phát triển chậm quá. Anh cẩn thận quá. Anh thực tiễn quá.
Đấy, Phi-líp, thực tiễn quá. Đấy là trở ngại của anh!
"Phi-líp, anh không thấy Thầy hành động sao?
Anh không nhớ hai lần Thầy nuôi mấy ngàn người sao?
Anh không nhớ rằng Thầy luôn luôn nói với Đức Tin? Anh không thấy Thầy hằng lập đi lập lại sao?
“Thầy ở trong Cha Thầy, và Cha Thầy ở trong Thầy". (Ga 14, 10)
Anh đã nói với bạn anh: Hãy đến mà xem.
Thầy cũng lại nói với anh: Phi-líp, hãy đến mà xem,
“Và ai thấy Thầy cũng là thấy Cha Thầy”.
Anh hãy xem những việc Thầy đã làm, đang làm và sẽ làm.
Và nếu anh không tin Lời Thầy thì ít ra,
“...anh hãy tin vào những việc Thầy làm” (Ga 14, 11)
Câu nói cuối cùng của Thầy Chí Thánh vang dội trong lòng ông qua những ngày đen tối.
Ông suy đi nghĩ lại và chín mùi vào ngày Lễ Ngũ Tuần.
Phải đến ngày đó thì Phi-líp mới thực sự tới đích.
Nếu tôi có thể thấy rõ ràng, tôi sẽ tin.
Nếu gặp được Chúa, tôi sẽ là một môn đệ chân thành. Và Phi-líp đã thực hiện Lời Chúa dạy:
"Kẻ tin vào Thầy thì sẽ làm được những việc Thầy làm" (Ga 14, 12)
Mà Chúa Sống như ánh sáng giữa thế gian, thì Thánh Polycarpe, Giám Mục Ê-phê-xô cũng viết về Phi-líp trong thế kỷ thứ 2 như sau: "Ông là một trong 12 Tông Đồ đã sống như ánh sáng chói lòa nhất ở Á Châu (Tiểu Á) và được chôn cất ở Hierapolis".
Phi-líp chết như thế nào? Ông chết tự nhiên hay tử vì
đạo? Không ai rõ. Nhưng cần biết gì về cái chết của ông? Điểm cuối cùng căn bản
là ông đã tới đích, ông đã sống như một ánh sáng.
Trong thời đại khoa học và thuần lý này, có biết bao
nhiêu Phi-líp khác cũng đang tìm bằng chứng vì muốn có cơ sở vững chắc. Họ tìm
kiếm sự thật. Nhưng, đối với mọi người, dù họ lãng mạn hay thực tế, dù họ duy
tâm hay thực nghiệm, thì Chúa Giêsu Kitô cũng đã đem đến một câu trả lời thực
tiễn.
Đấy là việc Người chọn và dẫn dắt Phi-líp.
Phi-líp tìm thấy nơi Chúa Giêsu tất cả những gì ông tìm kiếm,
tất cả những gì làm ông thao thức.
Niềm tin phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm:
"Ai đã thấy Thầy là đã xem thấy Cha Thầy".
Phi-líp tìm thấy nơi Chúa Giêsu tất cả những gì ông tìm kiếm,
tất cả những gì làm ông thao thức.
Niềm tin phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm:
"Ai đã thấy Thầy là đã xem thấy Cha Thầy".
Thế là đối với tất cả những ai thao thức, tất cả những
ai tìm kiếm chân thành, vị Tông Đồ thực tiễn nhất đã gửi đến một lời mời gọi
cũng thực tiễn nhất:
Vâng, bạn hãy đến
Và xem cho chính bạn...
(Trích 13 Người thay đổi thế giới)
Nghe: http://tinmung.net/AudioBooks/CacThanh/13NguoiDaThayDoiTheGioi/13NguoiThayDoiTheGioi.html
Và xem cho chính bạn...
(Trích 13 Người thay đổi thế giới)
Nghe: http://tinmung.net/AudioBooks/CacThanh/13NguoiDaThayDoiTheGioi/13NguoiThayDoiTheGioi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét