2.
Hội Nhóm
(Nguyễn Đức Tuyên)
Giải đáp lý
tưởng cho người Cursillista sau khi được tham dự khóa học Cursillo là việc hội
nhóm được thiết lập (với những ràng buộc vào đại hội thân hữu Ultreya); hơn nữa,
chính hội nhóm đã chuẩn bị họ. Sau khi mãn khóa, họ sẽ được sinh hoạt với nhóm
bạn hoặc một nhóm người có triển vọng trở thành bạn. Đó là đòi hỏi căn bản của
phương pháp Cursillo cần để đạt tới thành công. Nhóm bạn này, hoặc người bạn đặc
biệt trong nhóm, có thể giúp họ khám phá ra khả năng chia sẻ, ước muốn chia sẻ
và tâm sự cần chia sẻ theo kiểu nói "sinh hoạt người Kitô hữu" của họ.
Trong những trao đổi hàng tuần/tháng, tâm điểm nhắm tới có thể là những điều được
thận trọng rút ra từ những ngày cuối tuần/tháng tốt đẹp và thực tiễn là tìm ra
những khó khăn phải đương đầu nếu sống thực là người Kitô hữu giữa thế giới.
Lời khuyên
đích đáng dành cho người mãn Khóa Cursillo là: "khi tham dự hội học, bạn
đã cam kết một số điều trong Sứ vụ lệnh. Và bây giờ hãy giữ lời, đào sâu rồi
đem chia sẻ để trở nên thành viên của nhóm thân hữu hội nhóm mỗi tuần/tháng, hầu
làm trọn phần vụ cá nhân của phương pháp Cursillo".
Nhóm thực
ra để chia sẻ đời sống ân sủng, được ý thức và đang tăng trưởng. Thất bại của
nhiều nhóm không phải là "họ không
thâu lượm gì từ hội nhóm", nhưng vì họ đã không đóng góp gì vào đó. Trừ
khi mỗi thành viên, cách ý thức, đóng góp lòng sùng đạo đang tăng trưởng, việc học đạo đang tiến hành, công việc hành đạo đang thấm nhuần tinh thần Phúc Âm, ngoài ra những gì họ có
chỉ là hình thức trống rỗng. Điều quan trọng cần nhớ và nhấn mạnh là khi chia sẻ
hoạt động tông đồ trong hội nhóm, điều
đáng kể không phải là thành công,
nhưng là cố gắng, những cố gắng được thực hiện theo kế hoạch. Điều quan trọng
kế tiếp là duy trì sự liên tục những cố gắng thực hiện chính là trắc nghiệm ý
chí tông đồ thực sự của chúng ta.
Chúa sẽ
không ban thưởng sự lười biếng, nhưng Ngài sẽ ân thưởng những cố gắng của ta.
Gợi Ý:
1.
Tại các buổi họp nhóm, anh/chị đã thực tình chia sẻ
với các anh chị em khác về "sinh hoạt của người Cursillista" của anh
chị tại các môi trường mà anh chị gần guĩ hằng ngày hay chưa?
2.
Anh/chị có sẵn sàng chia sẻ với các anh chị khác những
khó khăn mà anh/chị gặp phải trong công tác Phúc Âm hóa môi trường không?
2.
Anh/chị hãy tự đánh giá các buổi họp nhóm của của
anh/chị: Phần chia sẻ và đóng góp? Phần học hỏi và thu nhận? Sự cố gắng của mỗi
cá nhân để sống đạo và Phúc Âm hóa môi trường.