Tình yêu
trong tim -
Đức Giáo Hoàng viện dẫn thánh nữ Têrêxa thành Lisieux
Hội nghị Cor Unum về Thiên Chúa là tình yêu (toàn
văn)
Pape
François, Capture
"Tình yêu nhận được và
chia sẻ là trục quay của lịch sử Giáo Hội cũng như trục quay lịch sử của mỗi ngườii
chúng ta", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến
vào ngày thứ Sáu 26/02/2016, các thành viên của một hội nghị quốc tế được tổ
chức bởi Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), với chủ đề "Đức Ái không
bao giờ mất được", nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày công bố sứ điệp của ĐGH
Biển Đức XVI Thiên Chúa là tình yêu (Deus
Caritas est).
"Đức Ái …ở trung tâm
đời sống Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng đã tái khẳng định, và thực sự là trái tim của
Giáo Hội, như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói.
Đây là bản dịch tiếng Pháp
chính thức bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Anh chị em thân mến,
Tôi đón tiếp anh chị em nhân dịp Hội Nghị quốc tế về
đề tài "Đức Ái sẽ không bao giờ mất
được" (1 Cr 13, 8). Deus
Caritas est (Thiên Chúa là tình yêu):
Viễn cảnh 10 năm sau", được Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum (Đồng Tâm), và tôi cảm ơn Đức Cha Dal Toso vì những lời
của ngài dại diện anh chị em để chào mừng.
Sứ
điệp đầu tiên của ĐGH Biển Đức XVI nói về một đề tài cho phép ôn lại toàn bộ
lịch sử Giáo Hội, vốn cũng là một lịch sử
của đức Ái. Đó là lịch sử của một tình yêu nhận được từ Thiên Chúa và phải
được truyền lại cho thế gian: tình yêu này nhận được và chia sẻ làm thành trụ
quay của lịch sử Giáo Hội, cũng như trụ quay của lịch sử mỗi người chúng ta.
Hành động bác ái, quả không chỉ là một của bố thí khiến lương tâm yên ổn; nó
bao hàm "một sự quan tâm tình
yêu đối với người khác" (Thánh Tôma Aquinô, S. Th. II-IIae, q. 27,
a . 2.), và mong muốn chia sẻ cho người khác tình bạn với
Thiên Chúa. Đức ái, như thế, là trung tâm của đời sống Giáo Hội và đích thực là
trái tim của Giáo Hội, như thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói. Những lời
Chúa Giêsu đã phán, theo đó đức ái là điều răn đầu tiên và là điều răn trọng
nhất trong các điều răn: "Ngươi phải
yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và
hết sức lực ngươi… Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" (Mc 12, 30-31), có giá trị đối với mỗi
tín hữu cũng như đối với toàn thể cộng đoàn Kitô giáo.
Năm
Thánh được ban cho chúng ta để sống, cũng là dịp để trở về với trung tâm sống
động của cuộc sống chúng ta và của chứng tá chúng ta, ở giữa việc loan báo đức
tin: "Thiên Chúa là Tình Yêu"
(1Ga 4,8.16). Thiên Chúa không chỉ sở
hữu mong muốn hay khả năng yêu thương, Thiên Chúa là tình yêu: Tình yêu thương là bản thể của Người, là bản chất của
Người. Người là Một, nhưng Người không đơn độc, Người không thể ở một mình,
Người không thể co cụm lại chính Mình bởi vì Người là hiệp thông, Người là tình
yêu, vì tình yêu, tự bản chất, là cởi mở, là tỏa lan. Như thế, Thiên Chúa kết
hợp con người vào với sự sống tình yêu của Người, và dù cho con người có xa rời
Người, Nguời không hề xa cách mà còn đến gặp con người. Sự kiện Thiên Chúa đến
với con người chúng ta, đạt tới đỉnh cao là sự nhập thể của Con của Người, là lòng thương xót của Người; phương cách
Người biểu lộ với chúng ta, là những kẻ tội lỗi, chân dung Người nhìn chúng ta
và chăm sóc chúng ta. "Chương trình của Chúa Giêsu - được ghi trong sứ
điệp - là "một trái tim biết nhìn thấy". Trái tim đó thấy được ở đâu
tình yêu là cần thiết và hành động đáp ứng" (số 31). Đức ái và lòng thương
xót gắn chặt với nhau, bởi vì chúng là cách thể hiện và cách hành động của
Thiên Chúa: căn tính và thánh danh của Người.
Điều
đầu tiên mà sứ điệp đề nghị với chúng ta chính là chân dung của Thiên Chúa:
Thiên Chúa này là ai mà chúng ta có thể gặp gỡ nơi Đức Giêsu Kitô, và tình yêu
của Người trung thành và tột đỉnh đến mức nào? "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người hi sinh
tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga
15, 13). Mọi hình thức của tình yêu chúng ta, của tình liên đới chúng ta, của
sự chia sẻ chúng ta chỉ là phản ánh tình yêu thương đó vốn chính là Thiên Chúa.
Không hề ngơi nghỉ, Người không ngừng ban xuống cho chúng ta lòng thương yêu
của Người, và chúng ta, chúng ta được kêu gọi trở thành những chứng nhân của
tình yêu thương đó trên thế gian này. Bởi vậy, trước khi dấn thân vào một hoạt
động nào đi nữa, chúng ta phải nhìn vào lòng thương yêu của Thiên Chúa như kim
chỉ nam hướng dẫn cuộc đời chúng ta: nó cho chúng ta hướng đi, và nó dậy chúng
ta nhìn vào anh em chúng ta và nhìn vào thế gian như thế nào. Ubi amor, ibi occulus", người thời
Trung Cổ đã nói: đâu có tình yêu thương, ở đó có khả năng nhìn. Chỉ khi "ở lại trong tình yêu của Người"
(x. Ga 15, 1-17), chúng ta mới có thể
hiểu được và yêu mến những người đang sống bên cạnh chúng ta.
Sứ
điệp – và chính là điều thứ nhì tôi muốn nhấn mạnh - nhắc nhở chúng ta rằng
tình yêu thương đó muốn được phản chiếu ngày một nhiều hơn trong đời sống Giáo
Hội. Thật tôi xiết bao mong muốn rằng mỗi người trong Giáo Hội, mỗi cơ chế, mỗi
hoạt động thể hiện được là Thiên Chúa yêu thương con người! Sứ vụ của các cơ
phận của chúng ta đều quan trọng bởi vì chúng cho phép bao người nghèo khó có
được một cuộc sống xứng đáng hơn, nhân bản hơn, điều hơn bao giờ hết rất cần
thiết; hơn thế nữa, sứ vụ này cũng rất quan trọng bởi vì nó cho phép, không
phải chỉ bằng lời nói, mà nhờ vào một tình yêu cụ thể, mỗi người cảm thấy được Cha thương yêu mình như con cái
Người, và được dành cho sự sống đời đời với Thiên Chúa. Tôi muốn cảm ơn tất cả
những ai đã hàng ngày dấn thân trong sứ vụ này, nó đang cật vấn mọi Kitô hữu.
Trong Năm Thánh này, tôi muốn nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta có thể sống trong
hồng ân Năm Thánh bằng cách thực hiện các công vệc từ thiện phần xác và phần
hồn: sống những công trình từ thiện có nghĩa là chia động từ yêu thương theo
kiểu Chúa Giêsu. Để cho tất cả chúng ta cùng đóng góp cụ thể vào sứ vụ trọng
đại của Giáo Hội vốn là truyền đạt tình yêu của Thiên Chúa, vốn chỉ mong được
lan truyền mà thôi.
Anh
chị em thân mến, sứ điệp Deus Caritas est vẫn giữ nguyên tình mới mẻ của thông
điệp, qua đó nó chỉ phương hướng luôn mang tính thời sự của hành trình Giáo
Hội. Và tất cả, chúng ta sẽ càng trở thành những Kitô hữu đích thực khi chúng
ta sống trong tinh thần đó.
Một
lần nữa, tôi cảm ơn sự dấn thân của anh chị em và tất cả những gì anh chị em đã
thực hiện trong sứ vụ tình yêu này. Cầu mong Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ chúng ta,
hộ phù anh chị em, và mong rằng phép lành của tôi đồng hành với anh chị em. Tôi
xin anh chị em, hãy làm những cử chỉ bác ái, mà không quên cầu nguyện cho tôi.
Cảm ơn.
Mạc Khải phỏng dịch
theo bản tiếng Pháp của Zenit
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét