Lắng
nghe tiếng kêu của trái đất và của dân nghèo -
lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Đại hội quốc tế cho phát triển bền vững trên "Công lý
môi trường và biến đổi khí hậu".
Bản dịch toàn văn.
Bản dịch toàn văn.
Rôma – 11/9/2015 (ZENIT.org)
Phải lắng nghe "tiếng kêu của trái đất,
người mẹ và cũng là người chị của chúng ta, và của những người nghèo khổ nhất
trong những người cư ngụ trên mặt đất" Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi.
Đức Giáo Hoàng đã tiếp kiến, hôm thứ Sáu
11/9/2015, trong hội trường Clêmentine của điện Vatican, các tham dự viên của
Đại Hội quốc tế được tổ chức bởi Quỹ phát triển bền vững, với sự ủng hộ của Hội
Đồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Đồng về mục vụ Y tế, với chủ đề "Công lý
môi trường và biến đổi khí hậu".
Bây giờ phải hành động, và đó là điều có thể,
Đức Giáo Hoàng tuyên bố: "Khoa học và kỹ thuật đặt vào tay chúng ta một
quyền lực chưa từng thấy: chúng ta có bổn phận sử dụng nó cho công ích, đối với
toàn thể nhân loại và đặc biệt đối với những người nghèo khổ nhất và những thế
hệ tương lai".
Sau đây là bản dịch toàn văn diễn từ của Đức
Giáo Hoàng Phanxicô, trong chiều hướng của sứ điệp của ngài, Laudato si'.
A.B.
Bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô
Xin chào và chúc mừng
Quý Bà và Quý Ông!
Tôi cảm ơn tiến sĩ
Ronchi và tiến sĩ Caio đã tổ chức cuộc gặp gỡ của chúng ta; và tôi cảm ơn tất
cả quý vị đã hợp tác với Đại Hội quốc tế này dành cho một chủ đề mà người ta
không thể thổi phồng tầm quan trọng và sự cấp bách. Khí hậu là một của cải
chung, ngày hôm nay đang bị đe dọa trầm trọng: đó là điều mà các hiện tượng đã
cho thấy như những biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất và gia tăng những
biến cố khí tượng tột độ. Đó là những chủ đề mục tiêu của sự chú ý to lớn từ
phía truyền thông và dư luận quần chúng, và chung quanh các chủ đề đó, hiện đã
dẫn đến những cuộc thảo luận khoa học và chính trị, từ đó đã xuất hiện một sự
thỏa thuận chung, cho dù chưa có sự nhât trí.
Tại sao và bằng cách
nào chăm lo cho chuyện này? Chúng ta không thể quên các hệ lụy xã hội của những
sự biến đổi khí hậu: chính là những người nghèo nhất phải chịu khổ nặng nề nhất
vì các hậu quả! Bởi vậy - cũng như chủ đề đại hội của quý vị đã nhấn mạnh - vấn
đề khí hậu là một vấn đề của công lý; và cũng là vấn đề của tình liên đới, mà
người ta không thể nào tách rời ra với công lý được. Cái giá đặt ra, chính là
phẩm giá của mỗi người, với tư cách là dân tộc, là cộng đồng, là con người nam
và nữ.
Khoa học và kỹ thuật
đặt vào trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng thấy: chúng ta có bổn phận
sử dụng nó cho công ích, đối với toàn thể nhân loại và đặc biệt đối với những
người nghèo khổ nhất và những thế hệ tương lai. Liệu thế hệ chúng ta có thể
thành công "lưu lại trong ký ức vì đã đảm trách với sự rộng lượng những
trách nhiệm nặng nề của mình không ?" (Lautado
si', 165). Mặc cho có nhiều mâu thuẫn của thời đại chúng ta, chúng ta có đủ
những lý do để nuôi dưỡng hy vọng thành công. Và chúng ta phải để cho mình được
hướng dẫn bởi niềm hy vọng đó. Trong sự dấn thân này của quý vị, tôi cầu chúc
cho mỗi người quý vị trải nghiệm mùi vị được tham dự vào những hành động truyền
lại sự sống. Niềm vui Phúc Âm cũng ở chỗ đó.
Bằng cách nào chúng ta
có thể hành xử trách nhiệm của chúng ta, tình liên đới của chúng ta, phẩm giá
con người và công dân thế giới của chúng ta? Mỗi người được kêu gọi trả lời
riêng cho mình, theo khả năng của mình, tùy theo vai trò mình thủ trong gia
đình mình, trong thế giới lao động, kinh tế và nghiên cứu, trong xã hội dân sự
và trong các cơ chế công cộng. Không kỳ vọng vào những bí quyết không chắc
chắn: không ai có những bí quyết đó cả! Nhưng thay vào đó là cống hiến cho cuộc
đối thoại điều mà mình hiểu và chấp nhận
rằng sự đóng góp riêng của mình được đặt thành vấn đề: tất cả mọi người được yêu
cầu đóng góp để có một kết quả chỉ có thể là thành tích của một sự làm việc
chung. Kẻ thù lớn ở đây là sự giả hình.
Cuộc đại hội của quý vị
đúng là biểu hiện một thí dụ thực dụng của cuộc đối thoại này, mà tôi đã đề
nghị trong sứ điệp Laudato si' như
con đường duy nhất để tiếp cận các vấn đề của thế giới và tìm kiếm các giải
pháp thực sự hữu hiệu. Tôi nhìn thấy như một dấu chỉ rất quan trọng, và có thể
nói là mang tính quan phòng, rằng đại hội này đã có sự tham dự của những nhân
vật quan trọng đại diện cho các "thế giới" khác nhau: tôn giáo và
chính trị, hoạt động kinh tế và khảo cứu khoa học trong nhiều lãnh vực, các tổ
chức quốc tế và các tổ chức dấn thân chống nghèo khó.
Để có thành quả, cuộc
đối thoại này cần phải được gợi ý bởi một nhãn quan vừa trong sáng vừa bao
quát, và cần phải tiến hành một cách tiếp cận mang tính toàn diện, nhưng nhất
là mang tính can dự, bao gồm tất cả các bên liên hệ, kể cả những bên dễ bị gạt
ra bên lề các tiến trình cơ chế. Tôi gửi đến tất cả quý vị một lời mời gọi khẩn
thiết hãy đưa ra mọi nỗ lực có thể để, chung quang bàn hội nghị, nơi quý vị tìm
kiếm phương thức giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội–môi trường độc nhất và phức
tạp, có thể lắng nghe được tiếng nói của những người nghèo khổ nhất giữa các
quốc gia và giữa các con người: đây cũng là một nghĩa vụ của công lý môi
trường.
Trước sự khẩn cấp của
những biến đổi khí hậu và cái nhìn hướng về những cuộc hội họp mấu chốt, nơi sẽ
được đề cập trong những tháng sắp tới - sự chấp thuận các Mục Tiêu của phát
triển bền vững từ phía Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng này, và nhất là Hội Nghị
COP21 tại Paris đầu tháng 12/2015 – tôi muốn đề nghị cuộc đối thoại này trở
thành một giao ước đích thực để tiến tới những thỏa thuận về môi trường thật sự
có ý nghĩa trên toàn thế giới.
Trên hành trình này,
quý vị có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của riêng tôi và của toàn Giáo Hội, khởi
đầu bằng sự ủng hộ không thể thiếu được là cầu nguyện. Ngay từ bây giờ, tôi
dâng lên Chúa nỗ lực chung của chúng ta, cầu xin Người chúc lành để nhân loại,
cuối cùng cũng biết nghe tiếng kêu của trái đất – ngày hôm nay mẹ địa cầu cũng
là thành phần của nhiều những kẻ bị loại trừ, đang cầu xin giúp đỡ bằng tiếng
kêu hướng lên trên Trời! Mẹ địa cầu của chúng ta là kẻ bị loại trừ! - tiếng kêu
của trái đất, mẹ chúng ta và cũng là chị chúng ta, và tiếng kêu của những người
nghèo khổ nhất trong những người cư ngụ trên mặt đất, để nhân loại biết chăm
sóc họ. Như vậy, thiên nhiên sẽ ngày càng giống như ngôi nhà chung mà Cha chúng
ta đã nghĩ ra như một quà tặng cho gia đình hoàn vũ của các tạo vật Người đã
làm ra. Tôi cầu xin cho tất cả quý vị phép lành của Thiên Chúa. Cảm ơn.
@ Traduction de Zenit, Constance
Roques
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques (Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
(ghxhcg.com)
(11 septembre 2015) ©
Innovative Media Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét