Toàn
văn Sứ điệp Mùa Chay 2016 của ĐTC Phanxicô
“Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9, 13).
Những việc bác ái trên hành
trình Năm Thánh
1. Đức Maria, hình ảnh một Giáo Hội loan báo Tin Mừng vì chính Mẹ là người đã đón nhận Tin Mừng
Trong
lời giới thiệu tông sắc Năm Thánh Ngoại thường Lòng Thương xót, tôi đã đề nghị
rằng chúng ta hãy sống Mùa Chay trong Năm Thánh này một cách mạnh mẽ hơn như là
khoảng thời gian đặt biệt để cử hành và cảm nghiệm Lòng Thương Xót Chúa”
(Misericordiae Vultus, 17). Bằng việc mời gọi mọi người hăng say lắng nghe lời
Chúa và khích lệ sáng kiến ”24 giờ cho Chúa”, tôi đã cố gắng nhấn mạnh đến
tính ưu việt của việc lắng nghe lời Chúa trong cầu nguyện, đặc biệt là những
lời mang tính ngôn sứ của Người. Lòng thương xót Chúa là một lời loan báo dành
cho thế giới, mà mỗi Kitô hữu được mời gọi để trải nghiệm ngay. Vì thế, trong
suốt mùa Chay 2016 tôi sẽ gửi những Sứ Giả của Lòng Thương xót như là một dấu
chỉ cụ thể về sự gần gũi và sự thứ tha của Thiên Chúa đến mọi người.
Sau
khi nhận được Tin Mừng từ tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, Đức Maria trong bài ca
Magnificat, đã tiên tri hát lên bài ca lòng thương xót khi Thiên Chúa đã chọn
Mẹ. Nhờ đó, một Trinh Nữ thành Nazareth đã đính hôn với Giuse, trở thành biểu
tượng hoàn hảo của Giáo Hội có sứ mạng rao giảng Tin mừng, vì Mẹ đã và vẫn đang
tiếp tục được Tin Mừng hoá bởi Chúa Thánh Thần, Đấng đã cho Mẹ thụ thai mà vẫn
đồng trinh. Trong truyền thống ngôn sứ, lòng thương xót có liên hệ chặt chẽ –
thậm chí ở mức độ nguyên ngữ – với tử cung người mẹ (rahamim) và với một lòng
tốt đầy quảng đại, trung thành và trắc ẩn được biểu hiện trong hôn nhân và
những tương quan gia đình.
2. Giao ước của Thiên Chúa với nhân loại: một lịch sử của lòng
thương xót
Mầu
nhiệm lòng thương xót Chúa được mặc khải trong lịch sử giao ước giữa Thiên Chúa
và dân Người là Israel. Thiên Chúa luôn tỏ mình ra là Đấng giàu lòng thương
xót, luôn sẵn sàng sửa dạy dân Người với lòng dịu dàng và lòng từ bi sâu sắc,
đặc biệt là những lúc dân Người bất trung phá vỡ mối dây giao ước, vốn dĩ cần
phải được thắt chặt bền chắc hơn trong công lý và sự thật. Đây là một câu
chuyện tình đích thực, trong đó Thiên Chúa đóng vai trò người cha và vị lang
quân bị phản bội, trong khi Israel đóng vai những đứa con và hiền thê không
chung thủy. Những hình ảnh rất gần gũi này - như trường hợp của ông Hôsê (x.
sách Hôsê, 1-2) – cho thấy Thiên Chúa ước muốn gắn bó mình với dân biết dường
nào.
Đỉnh
điểm của câu chuyện tình này là sự nhập thể của Con Thiên Chúa. Trong Đức Kitô,
Chúa Cha đổ tràn lòng thương xót vô biên của Người khi làm cho Chúa Con “nhập
thể với lòng thương xót” (Misericordiae Vultus, 8). Là một con người, Đức Giêsu
Nazareth đích thị là một người con của Israel; Người là hiện thân của lời kinh
Shema hoàn hảo mà mỗi người Do Thái phải thuộc nằm lòng, mà thậm chí hôm nay
nằm ngay tâm điểm giao ước giữa Thiên Chúa với Israel: “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en!
Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa,
Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em.” (Đnl 6, 4-5). Là Con
Thiên Chúa, Đức Giêsu là Tân Lang làm mọi thứ để chinh phục tình yêu của tân
nương, người mà vị Tân Lang ấy đã yêu vô điều kiện, được tỏ lộ trong Tiệc cưới
vĩnh hằng.
Đây
chính là tâm điểm lời tuyên tín của các tông đồ năm xưa, trong đó lòng thương
xót của Thiên Chúa chiếm giữ một vị trí then chốt và nền tảng. Chính vì “vẻ đẹp
tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi Đức Giê-su Ki-tô, Đấng chịu chết
và sống lại” (Evangelii Gaudium, 36) mà “chúng ta có thể nghe đi nghe lại theo
nhiều cách khác nhau, lời công bố mà chúng ta phải loan báo cách này hay cách
khác xuyên suốt tiến trình dạy giáo lý, ở mỗi trình độ và mỗi thời điểm.”
(Evangelii Gaudium, 16). Lòng thương xót “diễn tả cách thức Thiên Chúa đến với
tội nhân, trao cho họ một cơ hội mới để nhìn lại chính mình, để hoán cải và tin
vào Thiên Chúa” (Misericordiae Vultus, 21), và nhờ đó, có thể phục hồi lại mối
tương quan với Người. Trong Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Thiên Chúa đã bày tỏ
khát khao của Ngài được đến gần với các tội nhân, dù họ có lạc xa Ngài đến thế
nào đi nữa. Bằng cách này, Người hy vọng làm cho trái tim chai cứng của Tân
Nương được mềm mại hơn.
3. Những việc bác ái
Lòng
thương xót Chúa biến đổi tâm hồn con người; lòng thương xót ấy cho phép chúng
ta, nhờ cảm nghiệm được một tình yêu thành tín, cũng trở nên nhân từ hơn. Kỳ
diệu thay, lòng thương xót Chúa chiếu tỏa nơi cuộc sống chúng ta, giúp chúng ta
cũng biết yêu người lân cận và hiến thân mình cho những gì mà truyền thống Giáo
Hội gọi là những việc bác ái phần xác cũng như phần hồn. Những việc làm này
nhắc nhớ chúng ta rằng đức tin phải được diễn tả cách cụ thể trong mọi hành
động thường ngày, có nghĩa là giúp đỡ người thân cận của chúng ta về phần xác
cũng như phần hồn: bằng cách cho họ ăn uống, viếng thăm, an ủi và hướng dẫn họ.
Chúng ta sẽ được phán xét dựa trên những việc làm như thế. Vì thế, tôi hy vọng
là “đoàn dân Kitô hữu sẽ quan tâm đến những việc bác ái, về phần xác cũng như
phần hồn. Đây chính là cách thế để tái thức tỉnh lương tâm chúng ta, thường vẫn
ngủ yên trước thảm hoạ nghèo khổ, và ngày càng đi sâu hơn vào tâm điểm của Tin
Mừng, nơi những người nghèo được hưởng đặc quyền của lòng thương xót của Thiên
Chúa” (Misericordiae Vultus, 15). Đối với những người nghèo khó, thân xác Người
“trở nên hữu hình nơi thân xác những người bị hành hạ, bị gây thương tích, bị
đánh đập, bị thiếu dinh dưỡng, bị truy đuổi… để cho chúng ta nhận ra, chạm tới
và ân cần chăm sóc”. Đó là mầu nhiệm vô tiền khoáng hậu và gây cớ vấp phạm ở
một mức độ nào đó là sự nối dài trong thời gian Con Chiên vô tội chịu khổ nạn,
bụi gai bùng lửa tình yêu nhưng không. Trước tình yêu này, chúng ta có thể
giống như Môsê, hãy cởi dép ở chân ra (x. Xh 3, 5), đặc biệt khi người nghèo
lại là anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô, những người đang phải chịu
nhiều đau khổ vì đức tin của mình.
Dưới
ánh sáng tình yêu mãnh liệt như tử thần này (Tv 8, 6), những người nghèo thực
sự chính là những người chối bỏ nhìn nhận thân phận nghèo của mình. Họ tự cho
mình là giàu có, nhưng thực sự họ là những người nghèo nhất trong số những
người nghèo. Bởi lẽ, họ là nô lệ cho tội lỗi và để tội lỗi lèo lái họ dùng của
cải và quyền lực không phải nhằm phục vụ Thiên Chúa và người khác, nhưng để nó
bóp nghẹt tâm hồn mình đến nỗi không ý thức được rằng họ cũng chỉ là những người
ăn xin nghèo nàn. Càng quyền lực và càng giàu có, họ càng mù lòa và lừa dối.
Thậm chí có thể là mù lòa đối với anh Ladarô xin ăn trước cửa nhà họ (Lc16,
20-21). Anh người nghèo Ladarô lại là hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng qua người
nghèo van xin chúng ta hãy hoán cải. Như vậy, Ladarô tiêu biểu cho khả năng
hoán cải mà Thiên Chúa dành cho chúng ta và chúng ta có lẽ đã không nhìn thấy.
Sự
mù loà như thế thường đi kèm với một sự ảo tưởng về sự toàn năng của chính
chúng ta, được phản ánh nơi cám dỗ nham hiểm của ma quỷ, “bạn sẽ nên giống
Thiên Chúa” (St 3, 5), gốc rễ của mọi tội lỗi. Ảo tưởng này có thể mang những
hình thức xã hội và chính trị, được biểu lộ nơi hệ thống độc tài toàn trị của
thế kỷ XX, và trong thời đại của chúng ta, nơi những ý thức hệ độc quyền về tư
tưởng và khoa học công nghệ, loại trừ Thiên Chúa và giảm thiểu con người thành
thứ vật chất đơn thuần để khai thác bóc lột. Ảo tưởng này cũng có thể được thấy
trong những cơ cấu tội lỗi liên quan đến mô hình phát triển sai lầm đặt nền
trên việc tôn thờ tiền tài, dẫn đến việc thiếu quan tâm về thân phận người
nghèo nơi một số cá nhân và xã hội giàu có hơn; họ đóng chặt cửa mà chẳng thèm
đếm xỉa đến người nghèo.
Đối
với chúng ta, Mùa Chay trong Năm Thánh này là thời gian thuận lợi để vượt qua
sự tha hóa mang tính hiện sinh của mình bằng cách lắng nghe Lời Chúa và thực
thi các việc lành phúc đức. Từ những việc tốt phần xác, chúng ta chạm đến da
thịt của Chúa Kitô nơi anh chị em của mình, những người cần được ăn mặc, che
chở và viếng thăm; trong những việc bác ái phần hồn như vấn an, hướng dẫn, tha
thứ, khuyên bảo và cầu nguyện, chúng ta đụng chạm trực tiếp hơn đến thân phận
tội lỗi của chính mình. Những việc bác ái phần xác và phần hồn không tách rời
nhau. Bằng việc chạm vào thân thể Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong cuộc khổ nạn,
các tội nhân có thể nhận được ơn thấy mình còn quá nghèo và cần được giúp đỡ.
Nhờ đó, những “người tự cao”, “người quyền thế” và “người giàu có” được đề cập
trong kinh Magnificat cũng có thể được Thiên Chúa là Đấng chịu đóng đinh và
sống lại vì họ được ôm ấp và yêu thương, dù họ không xứng đáng. Chỉ có Tình yêu
này mới là câu trả lời cho khao khát hạnh phúc và tình yêu miên viễn mà chúng
ta nghĩ là mình đã được thỏa lòng nơi kiến thức, quyền lực và sự giàu sang.
Tuy nhiên, sự nguy hiểm vẫn luôn tiềm tàng vì nếu không chịu mở lòng mình cho
Chúa Kitô là Đấng đang gõ cửa nhà nơi những người nghèo, những người tự cao,
giàu có và quyền lực sẽ tự kết án chính mình và rơi vào trong vực thẳm khôn
cùng của sự cô độc nơi Địa ngục. Những lời của Abraham áp dụng cho họ và cho cả
chúng ta: “Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị
đó.”(Lc 16:29). Việc chú tâm nghe lời này sẽ là một chuẩn bị tốt nhất cho chúng
ta để mừng chiến thắng chung cuộc trên tội lỗi; và cái chết của Tân Lang là
Đấng bây giờ đã phục sinh, ao ước thanh tẩy Hôn Thê đang đợi Tân Lang đến.
Chúng
ta đừng lãng phí mùa Chay này, vì đây là thời gian thuận tiện cho việc hoán
cải! Chúng ta cầu xin ơn này nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã
gặp được lòng thương xót lớn lao đã tuôn đổ dồi dào trên Mẹ, là người đầu tiên
thừa nhận sự thấp hèn của mình (Lc 1, 48) và gọi mình là nữ tỳ hèn mọn của
Thiên Chúa (x. Lc 1, 38).
Từ
Vatican, 4-10-2015
Mừng
lễ thánh Phanxicô Assidi
Giáo
hoàng Phanxicô
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Chuyển từ bản Anh ngữ: http://www.romereports.com/2016/01/26/read-pope-francis-full-message-for-lent-2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét