CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Trước khi bàn luận về sự
tương tác giữa con người và môi trường sống, ta cùng tìm hiểu một chút về môi
trường. Ngày nay, thuật ngữ môi trường được dùng khá rộng rãi trong nhiều lãnh
vực khác nhau như: ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, môi trường sống lành
mạnh, môi trường giáo dục nơi gia đình, môi trường giáo dục của xã hội, môi
trường kinh tế, môi trường lao động, cải tạo môi trường, biến đổi môi trường…
Trên Đại Học có cả một ngành học về môi trường…Cũng vì thế, mà có biết bao định
nghĩa về môi trường. Ta tạm nhìn nhận cách phân loại và định nghĩa môi trường
của trường Đại Học Đông Á gồm ba loại môi trường:
-
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố Vật
lý, Hóa học, Sinh học… tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người như: đất,
nước, không khí, sinh vật…
-
Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan
hệ giữa người với người tạo nên sự trở ngại hoặc thuận lợi cho sự phát triển
của xã hội loài người.
-
Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự
nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người” (Khái niệm về môi trường, Đại học Đông Á).
Sau khi đã tìm hiểu một
chút khái niệm về môi trường, ta cùng bàn đến một số tương tác giữa con người
và môi trường. Cụ thể hơn là con người có thể đã chịu ảnh hưởng của môi trường
ra sao? Và con người bằng cách nào có thể biến cải môi trường sống của mình
ngày tốt hơn?
Con người có thể đã chịu
ảnh hưởng của môi trường.
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng”. Theo nghĩa bóng, lời dạy của tiền nhân thì nếu được ở trong môi
trường tốt sẽ tạo ra con người tốt; ngược lại, nếu ở trong môi trường xấu
sẽ tạo ra con người xấu.
Chuyện cổ “vỏ quýt dầy có
móng tay nhọn” thời Chiến Quốc đã mổ tả: vua nước Sở muốn hạ nhục Án Anh, con
vị tướng nước Tề khi sang thăm nước Sở. Khi vua Sở đang tiếp Án Anh thì cùng
lúc đó vua ngầm cho lính trói một người nước Tề gán mang tội ăn trộm đưa vào
trình vua. Vua Sở hỏi: người này nước nào? Tội gì?. Một tên lính thưa: tên này
là một người nước Tề phạm tội ăn trộm. Vua Sở mỉm cười chế nhạo nói với Án Anh:
người quí quốc hay trộm cắp nhỉ! Án Anh bình tĩnh trả lời: “chúng tôi thiết
nghĩ, cây quýt mọc ở đất Hoài Nam có quả rất ngọt, nhưng đem sang trồng ở đất
Hoài Bắc thì quả lại chua. Đó là do thủy thổ khác nhau mà sinh ra thế. Người
nước Tề chúng tôi không quen trộm cắp, nhưng sang nước Sở lại sinh ra ăn trộm
có lẽ cũng là vì thủy thổ giữa bản quốc và quí quốc khác nhau chăng? Vua nước
Sở định làm nhục Án Anh, ngờ đâu chính mình lại bị nhục.
Câu chuyện bà quả phụ
Chương Thị, thân mẫu của thầy Mạnh Tử (541- 479 TCN) phải chuyển nhà ba lần với
mục đích để con được ảnh hưởng tốt của môi trường sống. Sau này, thầy Mạnh Tử
trở thành một vĩ nhân của nhân loại cũng mang ý nghĩa đó. Khi nhà gần nghĩa
trang, Mạnh Tử chỉ chơi trò “chôn cất, khóc lóc…”. Bà Chương Thị chuyển nhà đến
gần chợ. Nơi đây, Mạnh Tử chỉ lo chơi trò “mua bán, to tiếng, cãi vã, mánh
lới...”. Sau cùng bà chuyển nhà đến gần trường học, Mạnh Tử lo chăm chỉ học
hành, sau này đã thành người hữu ích cho bao đời sau.
Qua những mẩu chuyện
trên, ta thấy môi trường đã ảnh hưởng khá nhiều đến sự hình thành nhân cách và
phát triển của con người, đặc biệt là những người trẻ. Đúng thế, tuổi trẻ người
ta thường ví như một tờ giấy trắng, những nét vẽ đầu tiên trên tờ giấy đó sẽ in
đậm mãi mãi. Sau này, muốn thay đổi cũng không dễ. Điều đó giúp ta nhận ra là
môi trường giáo dục nơi gia đình quan trọng đối với người trẻ biết bao! Môi
trường đó chính là nét vẽ đầu tiên trên trang giấy trắng tinh, tâm hồn người trẻ.
Một gia đình đạo đức, nề nếp, sống yêu thương, biết tha thứ thì con cái
ít nhiều cũng được thừa hưởng những giá trị cao quí đó. Một gia đình lôn xộn,
thiếu đạo đức, thiếu yêu thương, luôn hận thù, sống bất chính thì những đưa trẻ
làm sao có được nhân cách tốt. Có lẽ vì thế mà ông cha ta đã nói: “Dạy con
từ thưở còn thơ, dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về” hay: “Con nhà tông không
giống lông cũng giống cánh” và dạy ta: “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem
giống” là như thế!
Con người bằng cách nào
có thể biến môi trường ngày tốt hơn?
Môi trường tác động trên
con người là điều hiển nhiên, có thật trong cuộc sống này như ta đã đề cập đến
ở phần trên. Nhưng con người có thể tác động trên môi trường, biến đổi môi
trường ngày một tốt hơn không? Và nếu có thì con người cần phải làm gì?
Đây là vấn đề quá rộng
lớn, ta không thể bàn hết trong một sớm một chiều với năm mười trang viết. Lịch
sử của nhân loại với sự góp sức của bao lớp người, của các Tôn giáo và của
những nhà Khoa học, những bậc Thánh nhân đã chứng tỏ con người có khả năng làm
biến đổi môi trường ngày một tốt hơn, và cũng chính con người đã làm cho môi
trường ngày một hủy hoại và xấu đi.
Những nhà Khoa học chân
chính, ở mọi lãnh vực như: Khoa Học Nhân Văn, Khoa Học Xã Hội, Khoa Học Tự
Nhiên…từ các nhà: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Y học, Địa lý,
Thiên Văn đến các nhà Tu đức chân chính, Hiền triết, các Nhà Văn… từ bao đời
nay đã ngay đêm nghiên cứu, làm việc, có khi hy sinh cả mạng sống mới phát minh
ra được bao điều hữu ích đem đến cho nhân loại một nền văn minh tiến bộ vượt
bực về: Giao thông, Thông tin, Văn hóa , Kinh tế, Chính trị, Xã hội, Y học…như
ngày nay. Những giá trị đạo đức từ: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của Khổng Mạnh
đến Từ, Bi, Hỷ, Xả, của Phật giáo, tiếp đến là Công bằng, Bác ái, Yêu Thương,
Tám Mối Phúc của Công Giáo thời Tân Ước và 10 Điều Răn thời Cựu Ước… đã tạo ra
một kho tàng văn hóa đầy tính nhân văn cao đẹp vô giá giúp cho con người sống
có kỷ cương, ngày một hạnh phúc hơn, xã hội ngày một phát triển và văn minh
hơn.
Nhưng cũng chính con
người đã tạo ra những cuộc đối đầu âm thầm, hay những cuộc chiến tàn khốc với
nhau, gây bao đau thương chết chóc cho nhân loại khắp mọi nơi trên thế giới như
trong hai cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918 và 1939-1945, đã làm hàng chục
triệu người chết và tàn phế, và còn biết bao cuộc chiến khác đã cướp đi phần
hạnh phúc của con người, đẩy con người vào vùng tăm tối, lao đao, chết chóc,
tuyệt vọng…
Từ bao đời nay, và ở khắp
nơi, con người đã có biết bao giải pháp từ Chính trị, Văn hóa, Kinh tế, Quân
sự… hầu mong giúp thế giới được hòa bình, nhân loại được hạnh phúc; nhưng hiện
thế giới vẫn còn nhiều nơi đang chiến tranh, bao người vẫn sống trong bất an,
phập phồng lo sợ.
Hiện tại, các Tôn giáo
trong đó có nhiều đoàn hội, phong trào đang ra sức tìm mọi giải pháp với mong
ước thực hiện được lý tưởng của đạo giáo của mình là đưa thế giới đến bình an,
con người được hạnh phúc đời này và đời sau. Đó là điều thật quí và đáng trân
trọng biết bao!
Ở đây, trong phạm vi thật
khiêm tốn, chúng tôi chỉ xin nêu một sự cố gắng của Phong trào Cursillo, một
phong trào của Giáo Hội Công Giáo đã được khai sinh từ những thập niên 40 của
thế kỷ XX tại bán đảo Mallorca, nước Tây Ban Nha. Ngày nay, Phong trào Cursillo
đã có mặt trên 60 quốc gia và trên 800 Giáo phận Công Giáo với hơn 10 triệu
người tham dự. Phong trào Cursillo theo đuổi một mục đích tối hậu là: “Làm dậy men tinh thần
Kitô giáo trong xã hội bằng tình bạn”, với mong ước giúp cho
xã hội được an bình, người người được hạnh phúc không những ở đời này mà cả đời
sau, khi có niềm tin tưởng tuyết đối vào Thiên Chúa là Chúa Tình Yêu.
Đáp lại lời kêu gọi của
Đức Giáo hoàng Piô XII trong bài diễn văn ngày 6-2-1940 tại Rôma, khi nghiên
cứu môi trường trong cuộc nội chiến tàn khốc ở Tây Ban Nha và chiến tranh thế
giới vào thập niên 50 của thế kỷ XX, vị sáng lập Phong trào, ông Eduardo Bonnin
(1917-2008) thấy rằng: sở dĩ con người trở nên hung hãn, nghi kỵ, chống đối,
chiến tranh, chém giết nhau là bởi vì con người đã phạm một tội quá lớn: “con
người đã quay lưng lại với Thiên Chúa”. Họ đã cố gắng loại trừ Thiên Chúa
ra khỏi suy nghĩ, đời sống của họ (xin xem lịch sử Phong Trào Cursillo). Họ đề
cao con người, và chỉ tin vào con người và khoa học mà thôi.
Tóm lại, theo cách nhìn
của Phong trào Cursillo, con người loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống là
nguyên nhân chính làm cho thế giới bất ổn, con người không có hạnh phúc đích
thực.
Để cứu vãn con người và
thế giới, Tâm Tưởng thứ nhất của phong Trào Cursillo là làm cách nào để mọi người
nhận ra được Tình Yêu bao la vô bờ bến của Thiên Chúa. Dù họ có nhận hay không
nhận thì Thiên Chúa cũng đã dựng nên họ, chịu chết và sống lại vì họ và Ngài
vẫn tiếp tục ban muôn Hồng Ân trên họ, mà trung tâm là Phép Thánh Thể. Chúa hứa
ở với ta đến tận thế.
Tâm Tưởng tiếp theo của Phong
trào là bằng chính đời sống chứng nhân gương mẫu của người cursillista (người Kitô hữu đã đựơc tham dự Khóa 3 Ngày của
Phong trào Cursillo) sẽ giúp cho người bạn của mình hiểu ra, và tự nguyện
trở về với Thiên Chúa Tình Yêu.
Và Tâm Tưởng thứ ba của Phong
trào là tin tưởng và hy vọng vào lòng sốt mến, nhiệt thành sẵn sàng của mỗi
Cursillista. Sau khi được tuyển chọn để học Khóa 3 Ngày, trở về môi trường họ
đang sống, họ sẽ là men, là muối trong môi trường mình sống và “làm dậy men
tinh thần Kitô giáo trong xã hội bằng tình bạn”. Họ đưa những người bạn
thân thiết của họ từ chưa biết hoặc chống đối loại trừ Thiên Chúa trở về với
Thiên Chúa và nhận ra: chỉ có Chúa Kitô là giải pháp duy nhất cứu được nhân
loại khỏi sự phong tỏa của tội lỗi. Tội lỗi là nguyên nhân sâu thẳm của mọi bất
an, của hận thù, của đó kỵ, của chiến tranh. Họ, từng nhóm năm ba người tạo ra
cột sống Kitô giáo trong xã hội, họ luôn “một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm
lấy anh em” như phương châm của Phong trào đề ra.
Mới đây, ngày 30 tháng 04
năm 2015 tại Đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô đã gặp gỡ, khích lệ và nhắn nhủ hơn 7000 anh chị em cursillistas Châu
Âu tham dự Đại Hội Ultreya lần thứ 3 “Ultreya có nghĩa là đi ra ngoại biên, hãy
đi xa hơn nữa! Luôn đi xa hơn!”. Ngài khích lệ: “Các thành viên Phong
trào Cursillo trở thành những thừa sai đích thực, nâng đỡ đức tin của tha nhân”.
Ngài nhắn nhủ: “Tôi
khuyến khích các anh chị hãy “luôn đi xa hơn” trung thành với đoàn sủng của
mình! Hãy giữ cho lòng nhiệt thành, ngọn lửa của Chúa Thánh Linh luôn thúc đẩy
các tín hữu Chúa Kitô tìm đến những người ở xa, “ra khỏi cuộc sống tiện nghị
thoải mái của mình và có can đảm đi tới mọi khu ngoại ô đang cần đến ánh sáng
Tin Mừng”.
Và Ngài còn nhắc nhở các
Cursillistas cần thực hiện 14 mối thương người của đạo Công Giáo. Đức Thánh Cha
nói: “Tôi sẽ đặt một câu hỏi cho anh chị em: anh chị em có thể đọc 7 việc
thiện phần xác và 7 việc thiện phần hồn không?”
“Thương xác bảy mối: Thứ
nhất: Cho kẻ đói ăn; Thứ hai: Cho kẻ khát uống; Thứ ba: Cho kẻ rách
rưới ăn mặc; Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; Thứ năm: Cho khách đỗ
nhà; Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi; Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết” (Thương người có 14 mối, Đạo Công Giáo)
“Thương linh hồn bảy
mối: Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người; Thứ hai: Mở dậy kẻ mê muội; Thứ
ba: Yên ủi kẻ âu lo; Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội; Thứ năm: Tha kẻ dể ta; Thứ sáu: Nhịn kẻ
mất lòng ta; Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.” (Thương người có 14 mối đạo Công Giáo)
Rồi Ngài nói “Có bài
tập cho anh chị em về nhà làm: đi tìm và học các việc thiện. Tại sao? Để mang
các điều này ra thực hiện. Trong cộng đoàn Giáo Hội, tất cả đều nhằm mục đích
để người ta có thể sờ mó được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa…”.
Thánh Phaolô đã viết cho
các tín hữu Roma: “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi
Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần khí của Người, thì từ khi Thiên
Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể thấy được qua những công trình
của Người” (Rm 1, 20).
Lạy Chúa! Thế mà trên quê hương Việt Nam thân yêu
của chúng con, nơi chúng con được sinh ra, lớn lên và trưởng thành, nơi đây mới
có khoảng 7% dân số nhận ra và thờ phượng Chúa. Xin Chúa đoái thương đến môi
trường sống trên quê hương con, dân tộc con để có sự tương tác tích cực giữa
con người và môi trường hầu mọi người sớm nhận biết Chúa mà thờ phượng Người.
Và mỗi người sẽ được hạnh phúc đích thực, không những ở đời này, và cả đời sau
khi nhận biết, tôn thờ và tuân giữ hai điều Chúa đã dạy: mến Chúa và yêu người.,.
Cursillista
Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét