TRUYỀN BÁ TIN
MỪNG
TRONG THẾ GIỚI
NGÀY NAY
Quý
anh chị Cursillista rất thân mến,
Ngày
24/11/2013 - lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngày kết thúc năm Đức Tin, kết
thúc năm Phụng Vụ. Giáo phận Xuân Lộc chúng ta bước vào năm phụng vụ
mới với chủ đề: “GIA ĐÌNH SỐNG VÀ LOAN BÁO TIN MỪNG”.
Đây
là bước tiếp nối chương trình Ngũ Niên mừng Kim khánh giáo phận; mọi
tín hữu tiếp tục canh tân đời sống đức tin bằng việc Loan Báo Tin
Mừng. Đặc biệt trong năm nay, HĐGM VN kêu gọi cộng đồng Dân Chúa canh
tân Giáo Hội bằng việc Tân Phúc Âm hóa gia đình.
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15).
Vậy
truyền giáo là gì? Thưa Truyền giáo là được sai đi để thực hiện sứ
mệnh mà Thiên Chúa trao phó, đó là Loan Báo Tin Mừng.
Trước tiên chúng ta phải
ra đi, rời bỏ con người có khuynh hướng ích kỷ của mình. Chúng ta đừng bao giờ
nghĩ những thành quả đạt được là do sức mình, mình là quan trọng nhất vì tất cả
đều nhờ Ơn Chúa và sự nỗ lực cố gắng của cả tập thể anh chị em. Nhân vô thập
toàn, do đó sống tinh thần truyền giáo là bỏ đi cái tôi của mình, hòa
nhập với anh chị em, tôn trọng sự khác biệt, chấp nhận hy sinh vì
lợi ích chung.
Điều thứ hai là ra đi
khỏi những định kiến.
Cuộc sống này đầy niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ. Bước
ra khỏi định kiến để đón nhận tha nhân trong tình huynh đệ, không phân
biệt lập trường chính trị, tôn giáo hay quan điểm xã hội. Chúng ta
không chỉ đóng khung trong khu xóm, giáo xứ hay nhóm chúng ta, mà phải
ra đi. Có thể ta sẽ gặp những bất đồng chính kiến, nhưng chúng ta
vẫn đối xử với nhau trong tình huynh đệ hài hòa, không phân biệt. Một
cộng đoàn đức tin nếu gò bó trong quan niệm khắt khe thì không thể
truyền giáo có hiệu quả.
Một
giáo hội dửng dưng với những giá trị trần thế, hoặc khép mình với
những biến cố vui buồn của cuộc sống xã hội chung quanh, sẽ là một giáo
hội ảm đạm, u sầu thay vì hân hoan hy vọng. Một cộng đoàn không dấn
thân phục vụ con người sẽ trở nên một ao tù không lối thoát ….
Điều thứ ba: truyền
giáo là sống chứng nhân.
Đây là điều quan trọng nhất. Truyền giáo là kể lại cuộc đời Chúa
Giêsu. Câu chuyện về Đức Giêsu đã được kể từ hơn hai ngàn năm nay, Lời
của Ngài đã được loan báo hơn hai mươi thế kỷ qua mà vẫn không mất đi
tính thời sự. Cuộc đời Chúa Giêsu đã và đang được kể lại một cách
phong phú, không những chỉ qua sách
vở, mà còn qua chính đời sống của các tín hữu; do vậy, chính mỗi
chúng ta là những Kitô hữu, có nghĩa là mặc lấy Chúa Kitô, chúng ta
phải thể hiện như Chúa đang sống trong chúng ta và hành động như chính Người
hành động qua việc tiếp xúc với mọi người với tâm tình yêu thương. Đấy
là chúng ta đang thể hiện đức tin của chính mình.
Vậy
chúng ta có thể nói: Truyền bá Tin
Mừng trong thế giới ngày nay là đi vào thực hiện ba điều nêu trên,
tức là : Thoát khỏi tính ích
kỷ của mình; bỏ đi những định kiến để hòa nhập vào môi trường đang
sống và cuối cùng là hiến thân cho Chúa, trở nên giống như Chúa trong
môi trường hiện tại.
Phong
trào Cursillo với những phương pháp tuyệt vời, kêu gọi chúng ta canh
tân đời sống của mình, trở nên như men muối, Phúc âm hóa môi trường.
Đấy là cách truyền bá Tin Mừng cụ thể của mỗi cursillista. Rao giảng
Lời Chúa không phải là cắt nghĩa Tin Mừng, nhưng chính là tinh thần sống
theo Lời Chúa và chia sẻ chứng nhân, là Hành Đạo trong đời sống Ngày Thứ Tư.
Ngày
nay người ta dùng tinh thần chứng nhân để loan báo Tin Mừng một cách
hữu hiệu nhất. Phong trào đang kêu gọi chúng ta về nguồn, tức là trở
về với cái cốt lõi là Đức Kitô, tức là trở nên giống Chúa Kitô,
trở thành một cộng đồng Kitô hiệp nhất, một cộng đoàn yêu thương nhau,
không còn giàu nghèo, trù dập nhau; trở nên như cộng đoàn tiên khởi ở
Giêrusalem xưa. Họ đồng tâm nhất trí với nhau, họ đến để nghe các tông
đồ rao giảng và chia sẻ cho nhau, người giàu cũng như người nghèo đều
được hưởng như nhau, tài sản đều là của chung. Đấy là chế độ cộng
sản đầu tiên, tình huynh đệ chan hòa trong khắp cộng đoàn và như Chúa
Giêsu đã nói: “Cứ dấu này, người ta
sẽ nhận ra chúng con là môn đệ Thầy là các con hãy thương mến nhau”.
Đó là giới răn của Chúa Kitô. Trở về nguồn trong Phong Trào cũng trên
tinh thần đó, dựa vào tài liệu và tinh thần sống của những vị sáng lập, trở về
những điều căn bản trong sáng của Phong Trào, đó là một Phong Trào của Giáo Hội,
có nhiệm vụ canh tân Giáo Hội theo phương pháp riêng của mình, đó là sống tinh
thần Tin Mừng qua đời sống men muối, thánh hóa bản thân và Phúc Âm hóa môi trường.
Trên
bước đường hòa nhập với tinh thần truyền giáo của thế giới hôm nay,
chúng ta đang gặp phải một số khó khăn, cản trở như sau:
v Cản
trở đầu tiên là văn hóa phong tục tập quán địa phương. Chúng ta phải hòa
nhập văn hóa Việt Nam với rất nhiều phong tục tập quán.
Làm
sao chúng ta kết hợp được hài hòa giữa các nền văn hóa của các dân tộc trong đất
nước nhưng vẫn để mọi người nhận ra Chúa ở một vị trí quan trọng nhất nhưng
không có sự cách biệt với con người mà luôn bao phủ con người trong tình yêu
thương của Ngài.
Trong
công cuộc truyền bá Tin Mừng, có những trường hợp chúng ta cần chấp nhận “quá
giang tùy khúc, nhập gia tùy tục ».
Cản trở thứ hai trong
truyền bá Tin Mừng hôm nay đó là đối diện với tôn giáo bản địa. Ví dụ: đạo Hòa Hảo, đạo
Cao Đài và nhiều tôn giáo khác có nhiều điều khác biệt với đạo Công giáo, trước
đây họ có những kỳ thị với người Công giáo, nhưng qua những cuộc đối thoại
liên tôn, những điều này cũng dần trở nên nhẹ nhàng hơn, nhưng chính chúng ta phải
là người tiếp xúc với họ trong tinh thần bác ái, chan hòa để họ nhìn nhân ra đạo
Chúa qua đời sống chúng ta.
Trước
đây, đạo Công giáo được coi là tà đạo của Tây phương du nhập vào Việt
Nam, do đó Gíao Hội Công giáo Việt Nam có lịch sử 500 năm thì đã bị bách
hại trong suốt 300 năm. Có những người dân Việt Nam cứ nghĩ theo đạo Công
giáo là không còn chữ hiếu, bỏ cả ông bà cha mẹ. Do hiểu sai nên họ
cấm đoán, rồi cho rằng theo đạo là theo Tây, là để đàn áp, thực dân
hóa Việt Nam. Đây thực sự là một vấn đề của Gíao Hội Công giáo Việt Nam.
Vấn đề thứ ba là ngôn
ngữ.
Do khác biệt ngôn ngữ nên đạo Công giáo được coi là đạo ngoại lai,
đạo của những kẻ xâm lược, nói một thứ ngôn ngữ xa lạ với con người
Á Đông, con người Việt Nam.
v Qua những rào cản trên, chúng
ta chỉ còn một cách truyền bá Tin Mừng bằng chính đời sống chứng
nhân. Chúng ta chỉ là “dân tộc thiểu số” trong đất nước Việt Nam hôm
nay, chỉ đạt 7-8% dân số và có những vùng còn “trắng” đạo Công giáo, có
những nơi nhà thờ gần nhất cũng cách hơn 40 Km. Chúng ta cũng biết,
đất nước Việt Nam là đất nước đa sắc tộc với 54 dân tộc khác nhau.
Đây được coi là một cách đồng truyền giáo rất trù phú đối với Gíao Hội
Công giáo Việt Nam chúng ta.
Chúng
tôi ước mong rằng, trong năm phụng vụ mới, theo thư chung của HĐGM VN
ngày 10/10/2013, chúng ta sẽ thực hiện Tân Phúc Âm Hóa. Trước hết
trong năm 2014 là Tân Phúc Âm Hóa trong đời sống gia đình; năm 2015:
Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn; và năm 2016 là Phúc âm
hóa đời sống xã hội. Đây là chủ điểm HĐGM VN đưa ra để nối tiếp năm
Đức Tin vừa kết thúc.
Tóm
lại, truyền bá Tin Mừng trong thế giới ngày nay rất cần thiết và
cấp bách; và truyền giáo là ra đi đến với anh chị em đồng loại, làm
chứng nhân cho Chúa. Đây là phương cách tốt đẹp nhất để truyền giáo
và về nguồn với chính những hướng dẫn của Chúa Kitô, Ngài muốn
chúng ta dấn thân phục vụ trong yêu thương, và trở thành men muối ngay
chính trong môi trường chúng ta đang sống.
Ultreya!
Anh em hãy tiến lên!
Thân
mến chào anh chị em,
Lm Giuse Đinh
Nam Hưng
Linh hướng PT
Cursillo GP Xuân Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét