Kể cả trong hoàn cảnh xấu nhất, Thiên Chúa
vẫn đợi chờ tôi
"Con
cái có thể quyết định chung vui với cha chúng hay từ chối"
11 MAI 2016 - AUDIENCE GÉNÉRALE
Triều kiến chung ngày 11 tháng 5 năm 2016.
"Kể cả trong hoàn cảnh
xấu nhất, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi", Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố
khi bình giảng dụ ngôn "Đứa con hoang đàng", được đặt tên lại là
''Người cha nhân hậu".
Trong buổi triều kiến chung
ngày thứ Tư 11/5/2016, trên quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô
đã ban Bài giáo lý thứ 18 của ngài về lòng thương xót, trong Tân Ước.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến
hai diễn giải căn bản của văn bản này, một là về lòng thương xót của người cha,
"vô điều kiện", và hai là sự kiện lòng thương xót đó đã phục hồi tình
anh em giữa hai người con.
"Lòng thương xót của
người cha tràn đầy, vô điều kiện, và nó thể hiện trước cả lúc người con mở
miệng", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh.
"Lời này của Chúa
Giêsu, Đức Giáo Hoàng giải thích, khuyến khích chúng ta đừng bao giờ thất vọng.
Tôi nghĩ đến các bà mẹ, các ông cha lo lắng khi thấy con cái rời đi trên những
con đường hiểm nguy. Tôi nghĩ đến các cha xứ và các giáo lý viên, nhiều khi đã
tự hỏi, không biết công việc mình làm có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ đến
người đang ngồi trong tù, mà hình như cuộc đời đối với anh ta đã chấm dứt; đến
những người đang đói khát lòng thương xót và sự thứ tha và nghĩ rằng mình không
xứng đáng… Dù cho hoàn cảnh của tôi trên đời này như thế nào đi nữa, tôi cũng
đừng quên rằng tôi không bao giờ hết là con cái của Thiên Chúa, hết là đứa con
của một vị Cha hằng yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Kể cả trong hoàn cảnh
xấu nhất, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm lấy tôi, Thiên
Chúa vẫn đợi chờ tôi".
Và đây là đoạn nói về tình
huynh đệ: "Người cha đã tìm lại được đúa con đã mất và bây giờ ông còn trả
cậu ta cho anh cậu! Không có người em út, ông anh cả cũng chẳng là một người
"anh". Niềm vui lớn nhất của người cha, đó là thấy rằng các con ông
nhận nhau là anh em".
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng
nhấn mạnh răng dụ ngôn vẫn còn "bỏ ngỏ", cho quyết định tự do của các
người con: "Con cái có thể quyết định chung vui với cha họ hay từ chối. Họ
phải tự hỏi về những mong muốn của riêng mình và về cách nhìn của họ về cuộc
đời. Dụ ngôn chấm dứt với kết thúc bỏ lửng : chúng ta không biết người anh cả
quyết định làm gì. Và đó là điều kích thích chúng ta. Bài Phúc Âm dạy chúng ta
rằng tất cả chúng ta đều có nhu cầu về nhà của Cha và chia vui với Người, và
cùng Người ăn mừng lòng thương xót và tình huynh đệ. Hỡi anh chị em, chúng ta
hãy mở lòng chúng ta để trở thành "giầu lòng thương xót cũng như Chúa
Cha".
Sau đây là bản dịch đầy đủ
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
A.B.
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về
"Người Cha Nhân Hậu" (x. Lc 15, 11-32)
Thân
chào quý anh chị em!
Hôm
nay, buổi tiếp kiến này diễn ra tại hai nơi: vì trời có thể mưa, những người
bệnh phải ở trong Hội Trường Phaolô VI, nối kết với chúng ta bằng màn hình lớn;
hai nơi, nhưng chỉ có một buổi tiếp kiến. Chúng ta chào mừng các bệnh nhân đang
ở Phòng Hội Phaolô VI. Ngày hôm nay, chúng ta muốn suy ngẫm về dụ ngôn Người
Cha Nhân Hậu. Dụ ngôn này nói về một người cha và hai người con trai của ông,
và cho chúng ta thấy lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Chúng
ta hãy khởi đi từ đoạn kết, nghĩa là từ niềm vui trong lòng người cha khi ông
nói rằng: "Chúng ta mở tiệc ăn mừng, vì con ta đây đã chết…" (x. c.
23-24). Bằng những lời này, người cha đã ngắt lời đứa con út vào lúc anh ta
đang thú nhận tội lỗi: "Con chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…" (c.
19). Nhưng câu nói này, lòng người cha không sao chịu nổi, trái lại, ông ta ông
ta hối thúc phục hồi lại cho con trai ông những dấu hiệu phẩm tước của anh ta:
quần áo đẹp, nhẫn đeo tay, giầy dép. Chúa Giêsu không mô tả một người cha bị
xúc phạm, giận dữ, tỷ dụ một người cha
nói với đứa con "Mày sẽ biết tay tao"; không, người cha ôm lấy con,
đợi chờ con trong tình yêu thương. Trái lại, chuyện duy nhất trong lòng người cha
là người con này được bình an, mạnh khỏe, và điều dó làm ông sung sướng và ông
ăn mừng. Sự đón nhận người con trở về được kể lại rất cảm động: "Anh ta
còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm
cổ anh ta và hôn lấy hôn để" (c. 20). Êm ái biết là bao!
Ông ta
đã trông thấy anh ta từ đằng xa: điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là người cha
luôn lên sân thượng để ngóng nhìn con đường để xem có thấy con ông trở về
không; người con đã làm bao chuyện tầy trời, nhưng cha anh ta vẫn đợi chờ anh
ta. Đẹp biết bao, lòng khoan dung của người cha! Lòng thương xót của người cha
tràn đầy, vô điều kiện và nó thể hiện trước cả lúc người con mở miệng. Đúng là,
người con biết mình đã lầm lỡ và thú nhận: "Con thật đắc tội…Xin coi con như
một người làm công cho cha vậy" (c. 19). Nhưng những lời đó tan loãng
trước sự tha thứ của người cha. Vòng tay ôm chặt và những nụ hôn của ba anh ta
khiến cho anh ta hiểu rằng anh ta vẫn luôn được coi như đứa con của ông, bất
chấp mọi sự. Giáo huấn này của Chúa Giêsu là quan trọng: thân phận của chúng ta
là con Thiên Chúa là thành quả của tình yêu thương từ trái tim của Chúa Cha; nó
không tùy thuộc vào công đức hay hành động của chúng ta và vì vậy, không ai có
thể lấy đi của chúng ta, kể cả ma quỷ! Không ai có thể cất đi của chúng ta cái
phẩm tước đó.
Lời
dạy này của Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta, đừng bao giờ nản lòng. Tôi nghĩ
đến các bà mẹ, các ông cha lo lắng khi thấy con cái rời đi trên những con đường
hiểm nguy. Tôi nghĩ đến các cha xứ và các giáo lý viên, nhiều khi đã tự hỏi,
không biết công việc mình làm có vô ích không. Nhưng tôi cũng nghĩ đến người
đang ngồi trong tù, mà hình như cuộc đời đối với anh ta đã chấm dứt; đến những
người đang đói khát lòng thương xót và sự thứ tha và nghĩ rằng mình không xứng
đáng… Dù cho hoàn cảnh của tôi trên đời này như thế nào đi nữa, tôi cũng đừng
quên rằng tôi không bao giờ hết là con cái của Thiên Chúa, hết là đứa con của
một vị Cha hằng yêu thương tôi và chờ đợi tôi trở về. Kể cả trong hoàn cảnh xấu
nhất, Thiên Chúa vẫn đợi chờ tôi, Thiên Chúa vẫn muốn ôm lấy tôi, Thiên Chúa
vẫn đợi chờ tôi.
Trong
dụ ngôn, còn có một người con khác nữa, người anh cả; anh này cũng có nhu cầu
khám phá ra lòng thương xót của người Cha. Anh ta luôn ở trong gia đình, nhưng
lại hoàn toàn khác với cha anh ta! Lời lẽ anh ta thiếu êm dịu: "Đã bao
nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh... nhưng khi thằng
con của cha nay đã trở về…" (c. 29-30). Chúng ta thấy sự khinh khỉnh của
người anh: anh ta không hề gọi "cha", anh ta không hề nói tiếng
"em", anh ta chỉ nghĩ đến mình, anh ta khoe luôn ở bên cạnh cha anh
ra và đã hầu hạ cha anh ta; nhưng dù thế, anh ta không hề thực sự vui vẻ sống
sự thân cận đó. Và bây giờ, anh ta trách cứ cha anh ta đã chưa bao giờ cho anh
lấy một con dê con để ăn mừng (với bạn bè). Tội nghiệp người cha! Một đứa con
thì bỏ nhà ra đi và đứa kia thì chưa bao giờ thực sự gần gũi! Sự đau khổ của
người cha giống như nỗi đau buồn của Thiên Chúa, sự đau buồn của Chúa Giêsu khi
chúng ta rời xa, hoặc là do chúng ta bỏ đi, hoặc vì chúng ta ở gần nhưng không
thực sự thân cận.
Người
anh cả cũng cần được lòng thương xót. Những người công chính, những người tự
nghĩ mình là công chính, chính họ cũng cần đến lòng thương xót. Người con này
tượng trưng cho chúng ta khi chúng ta tự hỏi có xứng đáng để vất vả nhiều thế,
nếu chẳng nhận được gì, rồi sau đó, đổi lại, Chúa Giêsu còn nhắc nhở chúng ta
rằng, chúng ta không ở trong nhà Chúa Cha để được đền bù, mà bởi vì chúng ta có
phẩm tước là những đứa con có cùng trách nhiệm. Đây không phải là một cuộc
"đổi chác" với Thiên Chúa, mà là ở lại theo chân Chúa Giêsu, Đấng đã
tận hiến mình trên cây thập giá.
"Con
à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Chúng ta
phải ăn mừng, phải vui vẻ" (c. 31). Nguời Cha đã nói với người con cả của
ông như thế. Lôgic của ông là lôgic của lòng thương xót! Đứa con út thì nghĩ
rằng mình đáng bị một hình phạt vì tội lỗi của mình; đứa con cả thì mong nhận
được một phần thưởng vì công việc hầu hạ của mình. Hai anh em không nói chuyện
với nhau, họ sống mỗi người một câu chuyện khác nhau, nhưng cả hai đều lý luận
theo một thứ lôgic xa lạ với Chúa Giêsu: Nếu làm tốt thì được thưởng; nếu làm
sai thì bị phạt; và đó không phải là lôgic của Chúa Giêsu, không phải như thế!
Cái lôgic đó đã bị lật đổ bởi những lời lẽ của người cha: "Phải ăn mừng,
phải vui vẻ; vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm
thấy" (c. 31). Người cha đã tìm lại được đứa con đã mất và bây giờ ông còn
trả cậu ta cho anh cậu! Không có người em út, ông anh cả cũng chẳng là một
người "anh". Niềm vui lớn nhất của người cha, đó là thấy rằng các con
ông nhận nhau là anh em.
Con
cái có thể quyết định chung vui với cha họ hay từ chối. Họ phải tự hỏi về những
mong muốn của riêng mình và về cách nhìn của họ về cuộc đời. Dụ ngôn chấm dứt
với kết thúc bỏ lửng: chúng ta không biết người anh cả quyết định làm gì. Và đó
là điều kích thích chúng ta. Bài Phúc Âm dạy chúng ta rằng tất cả chúng ta đều
có nhu cầu về nhà của Cha và chia vui với Người, và cùng Người ăn mừng lòng
thương xót và tình huynh đệ. Hỡi Anh chị em, chúng ta hãy mở lòng chúng ta để
trở thành "giầu lòng thương xót cũng như Chúa Cha".
Bản dịch tiếng Pháp: Constnce
Roques (Zenit)
Mạc Khải phỏng dịch từ bản
tiếng Pháp của Zenit
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét