Đức Giáo Hoàng
Phanxicô
Bài giáo lý
ngày thứ Tư 11 tháng 3 năm 2015
Trên Quảng Trường Thánh Phêrô
Trên Quảng Trường Thánh Phêrô
Kinh nguyện
của các ông bà và những người lớn tuổi là một tặng phẩm lớn cống hiến cho Giáo Hội!
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và ĐGH Phanxicô
Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục suy
nghĩ về các vị là ông bà, bằng cách tìm hiểu giá trị và vai trò của các vị đó trong gia đình. Tôi sẽ đặt mình vào địa vị của các vị đó, vì tôi
cũng ở vào lớp tuổi của họ để làm chuyện này.
Khi
tôi ở Phi Luật Tân, người dân Phi đã chào tôi rằng: "Lolo Kiko", có
nghĩa là ông Phanxicô – "Lolo Kiko", họ đã gọi tôi như thế! Quan
trọng và trước hết là phải nhấn mạnh đến một chuyện: đúng là xã hội có xu hướng
đặt chúng tôi ra một bên, nhưng chắc chắn là Chúa không làm chuyện đó. Chúa
không bao giờ đặt chúng ta ra một bên! Người kêu gọi chúng ta đi theo chân
Người ở mọi lứa tuổi trong cuộc đời, và người
già cũng mang một ân sủng và một sứ vụ, một ơn gọi đích thực của Chúa. Già
là một ơn gọi. Chưa phải là lúc "buông tay". Đương nhiên là giai đoạn
này của cuộc đời khác với những giai đoạn trước; chúng ta cũng phải "sáng
tạo" thêm đôi chút, bởi vì các xã hội của chúng ta chưa sẵn sàng, trên mặt
tinh thần cũng như luân lý, để trang bị cho tuổi già, vào cái giai đoạn này của
cuộc đời, giá trị đầy đủ của nó. Quả vậy, ngày xưa cống hiến thời gian dành cho
tuổi già không bình thường như bây giờ; ngày nay điều này bình thường hơn. Và
đời sống thiêng liêng Kitô giáo cũng bị hụt hẫng, cần phải vạch ra một đời sống
thiêng liêng cho người giả. Nhưng nhờ ơn Thiên Chúa, chứng từ của các thánh nam
nữ lớn tuổi không thiếu.
Tôi
đã rất bị đánh động bởi "Ngày người già" mà chúng ta đã cử hành ở
đây, trên quảng trường thánh Phêrô này hồi năm ngoái, quảng trường đầy ắp
người. Tôi đã nghe kể về những người già đã tận tụy cho người khác, và chuyện
những cặp vợ chồng kể rằng "Chúng tôi mừng 50 năm đám cưới, 60 năm đám cưới".
Điều quan trọng là để cho giới trẻ thường mau chán, thấy được; sự làm chứng của
người già liên quan đến lòng chung thủy là quan trọng. Và trên quảng trường
này, ngày hôm đó, rất đông người già. Đây là một suy nghĩ cần phải tiếp tục,
trên mặt Giáo Hội cũng như ngoài đời. Tin Mừng đến với chúng ta với hình ảnh
rất đẹp đầy cảm xúc và mang tính khuyến khích. Đó là hình ảnh của cụ ông Simêon
và cụ bà Anna, trong bài Phúc Âm nói về tuổi thơ của Chúa Giêsu được thánh Luca
ghi lại. Họ quả đã già, "cụ ông" Simêon và "nữ ngôn sứ"
Anna lúc đó 84 tuổi. Cụ bà này không dấu tuổi của mình. Phúc Âm nói rằng hai cụ
đã, trong nhiều năm trường, ngày ngày ngày trông đợi Thiên Chúa ngự đến, với
một lòng trung thành to lớn. Các cụ muốn thấy được ngày đó, nắm bắt được dấu chỉ,
cảm nhận được sự khởi đầu của cái ngày đó. Có lẽ họ cũng hơi cam phận, từ nay,
phải chết trước lúc đó: nhưng sự đợi chờ lâu dài này đã tiếp tục chiếm ngự tất
cả cuộc đời của hai cụ, họ không bận bịu gì quan trọng hơn là: đợi chờ Chúa và
cầu nguyện. Như thế, khi Đức Maria và thánh Giuse lên đến Đền Thánh để tuân thủ
Lề Luật, hai cụ Simêon và Anna đã chạy đến, được soi sáng bởi Thánh Linh (x. Lc 2, 27). Trong khoảnh khắc, sức nặng
của tuổi già và sự đợi chờ đã tan biến mất. Hai cụ đã nhận ra Hài Nhi và khám
phá một sức mạnh mới, để thi hành một
nhiệm vụ mới; tạ ơn và làm chứng cho Dấu Chỉ của Thiên Chúa. Ông Simêon đã
ứng khẩu làm một bài ca vui mừng (x. Lc 2, 29-32) – lúc đó cụ đã là thi sĩ – và
cụ bà Anna đã là nữ tiên tri đầu tiên của Chúa Giêsu: "Bà nói về Hài Nhi
cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem" (Lc 2, 38)
Thưa
quý vị là ông bà, thưa quý vị cao tuổi, chúng ta hãy đi theo hai cụ già phi
thường này! Chúng ta cũng hãy trở thành thi sĩ một tí trong cầu nguyện: chúng
ta hãy thích tìm câu, tìm chữ, chúng ta hãy tái thích hợp với những gì Lời
Thiên Chúa đã dạy chúng ta. Kinh nguyện
của các ông bà và những người lớn tuổi là một tặng phẩm lớn cống hiến cho Giáo Hội!
Kinh nguyện của người lớn tuổi và của các bậc ông bà là một tặng phẩm cho Giáo
Hội, một sự phong phú! Đó cũng là một sự truyền máu sự khôn ngoan cho tất cả xã
hội loài người, đặc biệt cho xã hội quá nhiều việc, quá bận bịu, quá thờ ơ. Có
người phải hát hay, cho chính họ, hát mừng những dấu chỉ của Thiên Chúa, tuyên
xưng những dấu chỉ của Thiên Chúa, cầu nguyện cho những chuyện đó! Chúng ta hãy
nhìn xem ĐGH Biển Đức XVI, ngài đã chọn sống trong cầu nguyện và lắng nghe
Thiên Chúa ở giai đoạn cuối của cuộc đời ngài! Thật là đẹp! Một tín đồ nổi
tiếng trong thế kỷ trước, của Chính Thống Giáo, ông Olivier Clément, đã nói:
"Một nền văn minh mà người ta không còn cầu nguyện nữa là một nền văn minh
trong đó, tuổi già không còn ý nghĩa. Và đó là điều đáng sợ, chúng ta trước
hết, cần có người già cầu nguyện, bởi vì tuổi thọ ban cho chúng ta chính là để
làm như thế". Chúng ta cần người già cầu nguyện vì tuổi già được ban cho
chúng ta để làm chuyện này. Kinh nguyện của người già thật là một điều tốt đẹp.
Chúng
ta có thể tạ ơn Chúa vì những điều
tốt lành đã nhận được, và lấp đầy khoảng trống của sự vô ân bao quanh Người.
Chúng ta có thể chuyển cầu cho những đợi chờ của các thế hệ mới và mang đến
phẩm giá cho ký ức và những hi sinh của các thế hệ đã qua. Chúng ta có thể nhắc
nhở người trẻ đầy tham vọng rằng một cuộc đời không có tình yêu là một cuộc đời
khô đét. Chúng ta có thể nói với người trẻ đang sợ hãi, rằng lo sợ về tương lai
có thể thắng được. Chúng ta có thể dạy cho người trẻ đang quá yêu nhau rằng cho
đi sẽ vui nhiều hơn là nhận lấy. Các bậc làm ông bà làm thành một "ban hợp
xướng" thường trực của một thánh địa thiêng liêng, nơi mà cầu xin và ca
ngợi nâng đỡ cộng đoàn đang phải làm việc và đấu tranh trên đời.
Sau
cùng, cầu nguyện không ngừng thanh tẩy
tâm hồn. Ngợi ca và cầu nguyện Thiên Chúa ngăn ngừa sự kiên cường trong thù
hận và trong ích kỷ của tâm hồn. Thật là xấu, cái chướng của một người già, mất
đi ý nghĩa của việc làm chứng của mình, khinh thường người trẻ và không truyền
đạt được sự khôn ngoan của cuộc đời! Trái lại, thật là đẹp, sự khuyến khích mà
một người già có thể truyền lại cho người trẻ đang đi tìm ý nghĩa đức tin và ý
nghĩa cuộc đời! Đó chính là sứ mạng của các bậc làm ông bà, ơn gọi của người
già. Lời nói của các ông bà có cái gì là đặc biệt, đối với người trẻ. Và họ
biết rõ điều này. Tôi còn ghi nhớ những lời mà bà tôi đã viết gửi cho tôi cái
ngày tôi thụ phong linh mục; những lời nói đó vẫn luôn nằm trong cuốn kinh nhật
tụng của tôi, tôi hay đọc lại và tôi thấy rất tốt cho tôi.
Thật
tôi muốn có một Giáo Hội thách thức với nền văn hóa thải loại bằng niềm vui của
một sự gắn bó giữa người trẻ và người già! Đó là điều ngày hôm nay, tôi cầu xin
Chúa, sự gắn bó này!
Tôi
chào mừng các khách hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt các thành viên của
ngành giáo dục công giáo thuộc giáo phận Nanterre.
Tôi
mời gọi gia đình các anh chị em hãy đón tiếp với lòng biết ơn những người già
cả để nhận được những chứng ngôn khôn ngoan của họ cần thiết cho các thể hệ
trẻ.
Xin
Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em.
Mạc Khải phỏng dịch từ bản
tiếng Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét