HỌC HỎI SỨ ĐIỆP TRUYỀN GIÁO 2015
WGPSG – Ngày Thế giới cầu nguyện cho công cuộc Truyền Giáo năm nay sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 18-10-2015. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền giáo 2015 vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 24-05-2015.
Nhằm giúp các thành phần Dân Chúa hiểu và thực hành Sứ điệp này, Ủy ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam phối hợp với Ban Truyền giáo của Tổng Giáo phận TPHCM đã biên soạn Bản học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo 2015 (vớiPowerPoint và phóng sự Truyền giáo) cùng với mẫu giờ cầu nguyện cho việc Truyền giáo.
- Sứ điệp ngày Thế giới truyền giáo 2015:
- Giờ cầu nguyện cho việc truyền giáo:
---------------
HỌC
HỎI SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2015
CỦA
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
I.
BỐI CẢNH
1.
Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2015 diễn ra trong bối cảnh nào?
II.
NỀN TẢNG CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO
2.
Phẩm chất truyền giáo của tất cả các Kitô hữu, đặc biệt của những
người nam và nữ đã được thánh hiến là gì?
3.
Trong Sứ điệp Truyền giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại
những điều gì về truyền giáo?
4.
Khi nói “Truyền giáo là niềm đam mê đối với Đức Giêsu và cũng
là niềm đam mê đối với dân của Ngài”, Đức Thánh Cha đã giải thích thế nào?
5.
Khi nhắc đến kỷ niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công
đồng Vaticanô II, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời thế nào với các thành phần dân Chúa?
III.
ÁP DỤNG NHỮNG NỀN TẢNG TRÊN VÀO VIỆC TRUYÊN GIÁO
6.
Sau khi ngỏ lời với các thành phần Dân Chúa, Đức Thánh Cha đã đúc
kết thế nào về các thách thức cho việc loan báo Tin Mừng?
7.
Đối tượng ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng là ai?
8.
Đức Thánh Cha nói gì về sự hợp tác truyền giáo?
9.
Đức Thánh Cha lưu ý điều gì đối với các Viện và các Tu hội truyền
giáo?
IV.
VIỄN TƯỢNG TRUYỀN GIÁO
10. Trong phần cuối của Sứ điệp, Đức Thánh
Cha nêu lên viễn tượng nào cho Sứ vụ loan báo Tin Mừng?
1.
Ngày Thế giới
Truyền giáo 2015 diễn ra trong bối cảnh nào?
Đáp: Ngày Thế giới Truyền
giáo 2015 diễn ra trong bối cảnh Năm Đời Sống Thánh Hiến và kỷ niệm 50 năm Sắc
lệnh Ad Gentes của Công đồng Vaticanô II về Truyền Giáo.
2.
Phẩm chất truyền
giáo của tất cả các Kitô hữu, đặc biệt của những người nam và nữ đã được thánh
hiến là gì?
Đáp: Phẩm chất truyền giáo
là đáp lời mời gọi theo sát Đức Giêsu hơn, cụ thể qua 3 việc: (1) bắt chước sự hiến dâng của Ngài cho Chúa
Cha; (2) bắt chước những cử chỉ phục vụ yêu thương của Ngài; (3) bắt chước Ngài
hy sinh sự sống mình để tìm lại được sự sống. (Sứ điệp, s.1).
3.
Trong sứ điệp
Truyền giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại những điều gì về truyền
giáo?
Đáp: Đức Thánh Cha
Phanxicô đã nhắc lại 5 điểm căn bản về truyền giáo:
–
Truyền giáo không phải là
việc chiêu dụ để cải đạo hay chỉ là một chiến lược;
–
Chiều kích truyền giáo
thuộc về chính bản chất của Hội Thánh, vì thế cũng là bản chất của người Kitô
hữu;
–
Truyền giáo là thành phần
của “ngữ pháp” đức tin, nghĩa là muốn “sống đúng” đức tin của mình, phải truyền
giáo;
–
Truyền giáo là điều thiết
yếu, đòi hỏi chúng ta lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, Đấng đang thì thầm với
mình “Hãy đến” và “Hãy đi ra”;
–
Những người theo Đức Kitô
phải trở thành những nhà truyền giáo, vì họ biết rằng Đức Giêsu “cùng đi với
họ, nói với họ, hít thở với họ, làm việc với họ. Họ cảm nhận được Đức Giêsu
sống với họ giữa công cuộc truyền giáo” (Evangelii Gaudium, 266) (Sứ
điệp, s.2).
4.
Khi nói: “Truyền
giáo là niềm đam mê đối với Đức Giêsu và cũng là niềm đam mê đối với dân của
Ngài”, Đức Thánh Cha đã giải thích thế nào?
Đáp: Truyền giáo là niềm đam
mê đối với Đức Giêsu bởi vì tình yêu của Đức Giêsu ban cho chúng ta phẩm giá và
nâng đỡ chúng ta. Tình yêu này được diễn tả cách sâu đậm nơi hy tế thập giá, cụ
thể với hình ảnh “tình yêu tuôn chảy từ trái tim bị đâm thâu mở rộng ra để ôm
lấy Dân Chúa và toàn thể loài người”.
Trước tình yêu ấy, Chúa
Giêsu “muốn dùng chúng ta để đến gần hơn với dân yêu dấu của Ngài và với tất cả
những ai thành tâm tìm kiếm Ngài” (x. Evangelii Gaudium, 268); cụ
thể bằng việc rao giảng Tin Mừng qua chứng tá đời sống của mình; đặc biệt lắng
nghe lời mời gọi Thánh Thần, đi ra các vùng ngoại biên, đến với những người
chưa được nghe rao giảng Tin Mừng (Sứ điệp, s.3).
5.
Khi nhắc đến kỷ
niệm 50 năm Sắc lệnh Ad Gentes của Công đồng Vaticanô II, Đức Thánh
Cha đã ngỏ lời thế nào với các thành phần dân Chúa?
Đáp: Một cách tổng quát, Đức
Thánh Cha mời gọi mọi người đọc lại và suy tư về Sắc lệnh Ad Gentes.
a)
Đối với các cộng
đoàn chiêm niệm, với hình ảnh của Thánh
Têrêsa Hài đồng Giêsu, Đức Thánh Cha khẳng định mối liên kết sâu xa giữa đời
sống chiêm niệm và truyền giáo.
b) Đối với cộng đoàn tu sĩ hoạt động, sứ mạng ad gentes (đến với muôn dân) được diễn
tả trong tiến trình với 2 nhịp:
1)
Đức Thánh Cha nhắc tới
“chủ nghĩa liên văn hoá” trong trong truyền giáo, nghĩa là can đảm mở cánh cửa
“truyền thống văn hóa” của cộng đoàn mình để “đi ra”, đến với và “đón nhận”
những “cộng đoàn văn hóa khác”;
2)
giúp các “cộng đoàn văn
hóa khác” đến với Đức Giêsu Kitô. Đây là lý tưởng trung tâm của truyền giáo và
lý tưởng này đòi hỏi sự hiến mình hoàn toàn cho việc rao giảng Tin Mừng.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã khẳng định rất mạnh về
2 điểm:
–
Những nhà truyền giáo phải
chấp nhận tiến trình trên và “không thể nào có sự thoả hiệp”; đặc biệt “phải
rao giảng Đức Kitô trong nhiều vùng ngoại vi của thế giới”.
–
“Bất cứ xu hướng nào đi
trệch khỏi con đường ơn gọi này, cho dù là vì những lý do cao quí như là vô số
các nhu cầu mục vụ, các nhu cầu trong Giáo hội hay nhân đạo đi nữa, đều không
phù hợp với ơn gọi của Chúa là dấn thân phục vụ Tin Mừng” (Sứ điệp, s.4).
c)
Đối với những
người trẻ, Đức Thánh Cha tha thiết
mời gọi: “Các con đừng để người khác cướp mất lý tưởng truyền giáo đích thực,
lý tưởng theo Chúa Giêsu bằng việc hiến mình hoàn toàn. … Hãy nhớ rằng, việc
rao giảng Tin Mừng là một nhu cầu đối với những người yêu mến Thầy Giêsu, thậm
chí trước cả khi nó là nhu cầu đối với những người chưa được nghe giảng Tin
Mừng” (Sứ điệp, s.4).
6.
Sau khi ngỏ lời
với các thành phần Dân Chúa, Đức Thánh Cha đã đúc kết thế nào về các thách thức
cho việc Loan báo Tin Mừng?
Đáp: Các thách thức cho việc
loan báo Tin Mừng ngày nay là “Giúp các dân tộc gìn giữ những giá trị
văn hoá khác nhau, nghĩa là nhận biết và tôn trọng các truyền thống văn hóa và
triết học của họ, đồng thời giúp họ từ trong các truyền thống ấy đi vào mầu
nhiệm sự khôn ngoan của Thiên Chúa và chấp nhận Tin Mừng của Đức Giêsu, Đấng là
ánh sáng và sức mạnh đem đến sự biến đổi cho mọi nền văn hoá” (Sứ
điệp, s.5).
7.
Đối tượng ưu
tiên cho việc loan báo Tin Mừng là ai?
Đáp: Đối tượng ưu tiên cho
việc loan báo Tin Mừng là những người nghèo, những người bé mọn và
những người bệnh tật, những người thường bị khinh dể hay bị bỏ quên, những người
không có gì để đền đáp chúng ta (x. Lc 14,13-14). Ưu tiên rao
giảng Tin Mừng cho những người hèn mọn nhất giữa chúng ta là dấu chỉ của Nước
Thiên Chúa mà Đức Giêsu đem đến: “Có một dây liên kết không thể phân ly giữa
đức tin của chúng ta và người nghèo” (Evangelii Gaudium, 48).
Đặc biệt đối với những
người sống đời thánh hiến, qua lời khấn sống đời nghèo khó, họ chọn theo Đức
Kitô trong sự ưu ái của Ngài đối với người nghèo, theo cách mà Ngài tự đồng hoá
mình với người nghèo: sống giống như người nghèo giữa những bất trắc của đời
sống hằng ngày và từ khước mọi đòi hỏi về quyền lực, để đem đến cho họ chứng tá
về niềm vui của Tin Mừng và một dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa (Sứ điệp,
s.6).
8.
Đức Thánh Cha
nói gì về sự hợp tác truyền giáo?
Đáp: Bằng giáo huấn của Công
đồng Vaticanô II, Đức Thánh Cha cổ vũ sự hợp tác giữa giáo dân và các tu sĩ
truyền giáo: “Giáo dân phải hợp tác vào công cuộc truyền giáo của Hội
Thánh; giáo dân là những chứng nhân và đồng thời là những công cụ sống động, họ
chia sẻ sứ mạng cứu rỗi của Hội Thánh” (Ad Gentes, 41).
Đồng thời, các tu sĩ
truyền giáo cần phải quảng đại đón nhận những giáo dân muốn hợp tác với mình,
vì họ là những người muốn chia sẻ ơn gọi truyền giáo trong Phép Rửa. Các cơ sở
và tổ chức tại các điểm truyền giáo là những nơi tự nhiên để tiếp đón và cung
cấp cho họ sự nâng đỡ nhân bản, thiêng liêng và tông đồ (Sứ điệp, s.7).
9.
Đức Thánh Cha
lưu ý điều gì đối với các Viện và các Tu hội truyền giáo?
Đáp: Đức Thánh Cha đã
lưu ý 3 điểm khi phục vụ việc loan báo Tin Mừng:
–
Phải cậy dựa vào các đặc
sủng và sự dấn thân truyền giáo của các thành viên thánh hiến.
–
Phải hiệp thông với Giáo
Hội, bởi vì sự cộng tác và hiệp lực là thành phần toàn vẹn của việc làm chứng
cho Tin Mừng (x. Ga 17,21). Sự
hợp nhất này cũng là hoa quả của Thánh Thần. (Sứ điệp, s.8).
–
Cần nhiều đặc sủng của
đời sống thánh hiến, để đáp ứng các chân trời rộng lớn của việc rao giảng Tin
Mừng và bảo đảm có sự hiện diện thích hợp tại bất cứ vùng đất nào họ được sai
đến (Sứ điệp, s.9).
10.
Trong phần cuối
của Sứ điệp, Đức Thánh Cha nêu lên viễn tượng nào cho Sứ vụ Loan báo Tin Mừng?
Đáp: Trong phần cuối của Sứ điệp,
Đức Thánh Cha nhấn mạnh 4 điểm:
–
Xác tín về bổn phận phải
loan báo Tin Mừng: “Vô phước cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9,16); bởi vì Tin Mừng là nguồn
mạch niềm vui, sự giải phóng và cứu độ cho mọi người.
–
Sứ mạng Loan báo Tin Mừng
là của mọi thành phần dân Chúa (các giám
mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân).
–
Việc loan báo Tin Mừng
giúp mọi người đi vào mối quan hệ với Đức Kitô (Sứ điệp, s.10).
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét