GIOAN - VỊ TÔNG ĐỒ CỦA TÌNH YÊU
(Mt 13, 34)
Nếu bạn muốn có
một căn bản tín lý và thần học,
hãy đọc các thư của Thánh Phaolô.
Nếu bạn muốn tiến lên trên con đường tu đức,
hãy đọc thư của Thánh Giacôbê...
Nhưng nếu bạn muốn hiểu,
muốn biết,
muốn cảm nghiệm về tình yêu,
cốt tủy của Kitô giáo,
Bạn không thể nào không đọc tác phẩm của Thánh Gioan...
Trong số 12 Tông Đồ, hình như có một nhóm nòng cốt:
Giacôbê, Phêrô và Gioan...
Và trong số ba người này, người gần Chúa nhất là Gioan,
người môn đệ yêu dấu của Chúa...
Từ sự liên lạc mật thiết này đã thể hiện:
một cuộc đời muôn sắc,
một tâm hồn nhạy cảm,
một môn đệ của tình yêu...
Dĩ nhiên, một vấn đề được đặt ra là:
Chẳng phải Chúa Giêsu yêu thương tất cả các môn đệ sao?
Đương nhiên là phải.
Chẳng phải Người yêu thương thế gian sao?
"Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một mình..." (Ga 3, 16).
hãy đọc các thư của Thánh Phaolô.
Nếu bạn muốn tiến lên trên con đường tu đức,
hãy đọc thư của Thánh Giacôbê...
Nhưng nếu bạn muốn hiểu,
muốn biết,
muốn cảm nghiệm về tình yêu,
cốt tủy của Kitô giáo,
Bạn không thể nào không đọc tác phẩm của Thánh Gioan...
Trong số 12 Tông Đồ, hình như có một nhóm nòng cốt:
Giacôbê, Phêrô và Gioan...
Và trong số ba người này, người gần Chúa nhất là Gioan,
người môn đệ yêu dấu của Chúa...
Từ sự liên lạc mật thiết này đã thể hiện:
một cuộc đời muôn sắc,
một tâm hồn nhạy cảm,
một môn đệ của tình yêu...
Dĩ nhiên, một vấn đề được đặt ra là:
Chẳng phải Chúa Giêsu yêu thương tất cả các môn đệ sao?
Đương nhiên là phải.
Chẳng phải Người yêu thương thế gian sao?
"Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một mình..." (Ga 3, 16).
Đương nhiên là phải.
Thế thì tại sao chỉ nói đến Gioan? Tại sao lại gọi ông
là “môn đệ Chúa yêu”? (Ga 13, 23). Nhưng thật sự, tình yêu của Chúa đối với tất
cả mọi người không hề mâu thuẫn với việc Chúa đặc biệt yêu thương một số
người... Như trường hợp Chúa Giêsu khóc trước mộ Lazarô; Chúa Giêsu gửi gắm mẹ
mình cho Gioan khi Người hấp hối trên thập giá...
Con đường của Gioan đã đi, quả là dài vời vợi.
Ông không được sinh ra với một trái tim nóng cháy tình
yêu. Và khi Chúa gọi thì tim ông cũng chưa bừng cháy ngọn lửa yêu thương. Có
những người có khả năng yêu thương dễ dàng hơn kẻ khác, nhưng tất cả chúng ta
đều biết rằng: yêu thương kẻ khác là một điều phải được vun xới mới tăng
trưởng.
Yêu thương những kẻ không dễ thương, trì chí yêu thương,
yêu thương vô vị lợi, yêu thương với bất cứ giá nào và sẵn sàng trả giá, đấy
phải là ân sủng của Thiên Chúa...
Gioan có một tâm hồn tế nhị, nhạy cảm, nhưng ông cũng
hay nổi những trận lôi đình. Gioan đã chiến thắng nóng nảy của mình và lớn lên
trong tình yêu và thông cảm. Điều này là một điều chắc chắn!
Con đường ông đã đi, quả là dài vời vợi...
Con đường ông đã đi, quả là dài vời vợi...
Theo sử liệu, ông là một người ngư phủ. Cha ông cũng làm
nghề chài lưới và ông đã lớn lên trong ngành ngư nghiệp. Gia đình ông bà cụ khá
giả nhưng Gioan không bao giờ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình. Thế nên
khi ông nghe có một Ngôn Sứ từ sa mạc đến và rửa tội cho dân chúng quanh vùng
sông Giođan, ông xin phép cha đến nghe giảng. Ông và Anrê, vốn là một người bạn
và cũng là đồng nghiệp, đã đến nghe Gioan Tẩy Giả rao giảng.
Đoạn Phúc Âm Ga 1,35–40 đề cập đến hai người nhưng chỉ
nêu tên có một người là Anrê. Vậy mà các dữ kiện nêu ra lại rõ ràng đến độ chỉ
có người trong cuộc mới biết chính xác như thế. Và các nhà học giả Thánh Kinh
kết luận người thứ hai đi với Anrê chính là Gioan, tác giả Phúc Âm chứ không
thể là ai khác.
Đối với người thanh niên này, cảnh tượng người người lũ
lượt xuống sông chịu phép rửa, ăn năn hối cải là một cảnh tượng lạ lùng. Gioan
thấy mình bị đánh động khi nghe Gioan Tẩy Giả giảng như thế này: "Tôi
đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông
không biết. Người ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép cho Người...
Đây là Chiên của Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian..." (Ga 1,
26–29).
Và Gioan quay về hướng vị ngôn sứ đang chỉ tay, ông đã
ngạc nhiên đến thẫn thờ: Đấng được nói đến chính là người bà con với ông. Giêsu
là con bà Maria, dì của ông. Giêsu người thợ mộc, người bà con họ hàng của ông
ở Nazareth .
Giêsu ấy mà lại là Chiên của Thiên Chúa ư? Gioan thấy đầu óc mình bị đảo lộn.
Ngày hôm sau, ông quyết định đến gặp Đức Giêsu để đối chiếu tỏ tường...
Chúng ta cho rằng Gioan tin vào Đức Giêsu là một chuyện
dễ dàng? Đó không phải là một vấn đề sao? Gioan đã biết Đức Giêsu như một người
bà con. Có thể có lần hai gia đình đã gặp nhau và hai cậu bé chơi đùa với
nhau...
Chiên Thiên Chúa? Một người anh em họ mình mà là Chiên
Thiên Chúa sao? Đâu thể dễ tin một điều như thế... Nhưng, từ giây phút đầu
tiên, cộng với buổi nói chuyện cùng Đức Giêsu, cho đến cuối đời ông, Gioan đã
tin. Ông nhấn mạnh về Đức Tin. Đấy là chữ chủ yếu của Phúc Âm do ông viết.
98 lần trong 21 chương, Gioan lập đi lập lại: Tin – Tin – Tin...
Chính ông, ông đã sống Đức Tin:
Chính ông, ông đã sống Đức Tin:
"Người ấy biết mình đã nói thật hầu cả anh em
nữa, cũng tin như vậy." (Ga 19, 35).
Chúa Giêsu yêu thương mọi người, nhưng đặc biệt Người yêu thương những kẻ tin Người.
Nếu muốn được cảm nhận tình yêu thương của Thiên Chúa,
Hãy tin vào Con của Người, Đức Giêsu...
Thế là Gioan đã khởi hành bằng Đức Tin để lớn lên trong
Đức Ái.
Trong Phúc Âm của Gioan, không bao giờ ông nhắc đến tên mình cả.
Lần nào cũng như lần nào, Gioan chỉ nói "môn đệ Chúa yêu" (Ga 13, 23; 19, 26; 21, 7).
Trong Phúc Âm của Gioan, không bao giờ ông nhắc đến tên mình cả.
Lần nào cũng như lần nào, Gioan chỉ nói "môn đệ Chúa yêu" (Ga 13, 23; 19, 26; 21, 7).
Trong bữa Tiệc Ly, Gioan ngồi gần Chúa, ông đã ghi lại điều răn mới của Người:
"Này đây Thầy ban cho anh em một điều răn mới:
là anh em hãy thương yêu nhau." (Ga 13, 34).
Đấy là điểm chính yếu vì: "Anh em hãy thương yêu
nhau... qua dấu này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em
yêu thương nhau..." (Ga 13, 45).
Con đường của Gioan đã đi, quả là dài vời vợi...
Lúc còn trẻ, thay vì yêu thương, ông đã thả lỏng nhiệt
tâm đến mức độ gây chia rẽ. Câu chuyện như thế này: Một ngày kia, trong lúc ông
đi rao giảng, ông đã thấy một điều làm ông bực mình. Ông trở về trình lại với
Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con
thấy một người nhân danh Thầy mà trừ quỷ nhưng hắn lại thuộc nhóm chúng ta, và chúng con đã ngăn cản vì hắn
không theo chúng ta." (Mc 9, 38).
Gioan vẫn còn ở xa tít trên con đường đi, mãi cho đến ngày mà ông đã nhắn nhủ theo lời Đức Giêsu: "Hãy yêu thương nhau"...
Con đường của Gioan đi, quả là còn dài vời vợi...
Này, hỡi người bạn mang tên Gioan,
chúng tôi cũng mang đầu óc chia rẽ bè phái như bạn:
chỉ có chúng tôi mới có quyền đuổi quỷ,
chỉ có chúng tôi mới là môn đệ đích thực.
chỉ có chúng tôi, vâng, chính chúng tôi,
chứ không phải những người Dòng Tên, Dòng Phanxicô,
những người Dòng Vinhsơn, Dòng Đaminh,
những người Dòng Chúa Cứu Thế...
Chỉ có chúng tôi, chứ không phải
những người hội đoàn Lêgiô, Thanh Sinh Công,
những người Hùng Tâm Dũng Chí,
những người hội Con Cái Đức Mẹ,
những người trong Cursillos, Focolare...
Chỉ có chúng tôi,
chứ không phải những người Phật Giáo, Tin Lành,
những người Cao Đài, Hồi Giáo...
Họ không theo chúng tôi ư?
Thế thì chúng tôi sẽ ngăn cản họ!...
Nhưng Thiên Chúa đâu có giới hạn, Thánh Linh Chúa thổi khắp nơi nơi...
Xin đừng trói chặt Chúa vào Nhóm nhỏ bé của chúng tôi,
Xin đừng nhốt Chúa vào quan niệm hẹp hòi của chúng tôi...
Chúa Giêsu đã không chấp nhận tinh thần bè phái,
Không chấp nhận tinh thần chia rẽ, độc quyền.
Chúa Giêsu nói:
"Không có ai nhân danh Thầy làm phép lạ rồi lại
có thể nói xấu Thầy, đừng ngăn cản người ấy..."
Và Gioan đủ khiêm nhường để hối cải,
Để rồi từ đó, ông nhắc đi nhắc lại:
Để rồi từ đó, ông nhắc đi nhắc lại:
"Anh em thân mến, chúng ta hãy thương yêu nhau,
Vì tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa,
Và ai yêu thương thì sinh ra bởi Thiên Chúa
Và biết được Thiên Chúa..." (1 Ga 4, 7)
Vì tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa,
Và ai yêu thương thì sinh ra bởi Thiên Chúa
Và biết được Thiên Chúa..." (1 Ga 4, 7)
Xin đừng nghĩ rằng Gioan là một cọng bún, một kẻ yếu mềm,
Gioan có một tâm hồn tế nhị, nhạy cảm,
Đúng thế! Nhưng trong ông là lửa cháy,
là dũng cảm, là cuồng phong bão táp...
Gioan và Giacôbê, anh của ông,
đã được Đức Giêsu gán cho một biệu hiệu: "Những đứa con của sấm sét" (Mc 3, 7)
Gioan có một tâm hồn tế nhị, nhạy cảm,
Đúng thế! Nhưng trong ông là lửa cháy,
là dũng cảm, là cuồng phong bão táp...
Gioan và Giacôbê, anh của ông,
đã được Đức Giêsu gán cho một biệu hiệu: "Những đứa con của sấm sét" (Mc 3, 7)
Nói đến vị Tông Đồ của Tình Yêu có thể gợi lên một cảm
tưởng về sự yếu hèn?
Thế thì chúng ta hãy nhớ lại xem:
Theo như chúng ta biết,
Dưới chân thập giá, không có một môn đệ nào... ngoài Gioan!
Đức Giêsu thấy thế nào trong giờ phút cô đơn và bị bỏ rơi ấy,
khi Người nhìn xuống những khuôn mặt bao quanh Thập Giá?
những khuôn mặt căm thù, nhạo báng,
những khuôn mặt bàng quan,
những khuôn mặt tò mò....
rồi đến gương mặt đầy chân tình, thông cảm của Gioan ?
Có phải chăng không cần can đảm dể đứng dó, tận hiến vì yêu thương ?
Đó mới thật là Tình Yêu,
Đó mới là Tình Yêu can đảm...
Theo như chúng ta biết,
Dưới chân thập giá, không có một môn đệ nào... ngoài Gioan!
Đức Giêsu thấy thế nào trong giờ phút cô đơn và bị bỏ rơi ấy,
khi Người nhìn xuống những khuôn mặt bao quanh Thập Giá?
những khuôn mặt căm thù, nhạo báng,
những khuôn mặt bàng quan,
những khuôn mặt tò mò....
rồi đến gương mặt đầy chân tình, thông cảm của Gioan ?
Có phải chăng không cần can đảm dể đứng dó, tận hiến vì yêu thương ?
Đó mới thật là Tình Yêu,
Đó mới là Tình Yêu can đảm...
Vì thế, trong cơn hấp hối, Chúa Giê-su phó thác Mẹ cho
Gioan: “Này là con Bà... Này là Mẹ anh...” (Ga 19, 26 – 27). Từ lúc đó,
Gioan đưa Mẹ Đức Giêsu về nhà mình. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào người môn đệ
được yêu thương đặc biệt trong số mười hai Tông Đồ.
Sau khi Chúa sống lại, những Tông Đồ rao giảng ở Giêrusalem bị ngăn cản và cầm tù. Phêrô và Gioan đã đối đáp với những người chủ trương bách hại: "Trước mặt Thiên Chúa, điều ngay chính phải chăng là nghe lời các ông hơn là vâng lời Thiên Chúa ? Xin các ông xét đi... Phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói những điều đã thấy và đã nghe..." (Cv 4, 19–20)
Các Tông Đồ đã bị ngược đãi, hành hạ, nhưng họ vẫn tiếp tục làm chứng về Đức Kitô Phục Sinh với một mãnh lực phi thường. Vâng, Gioan có một tâm hồn nhạy cảm, tế nhị và đầy yêu thương nhưng không phải là một tâm hồn mềm yếu. Tâm hồn ông cứng rắn, dũng mạnh, can đảm và quả quyết. Đấy là đặc tính của một tâm hồn yêu thương.
Có một giai thoại về thánh Gioan mà ta có thể tin được:
Khi về già, ông không còn đi nổi, người ta đưa ông từ nhà đến Nhà Thờ. Ông được
mời để rao giảng trên đường đi. Và lần nào cũng như lần nào, ông chỉ nói: "Các
con hãy yêu thương nhau".
Chỉ thế thôi không thêm gì khác... Có lần, có người dám trình ông và xin ông nói thêm một điều gì khác, ông trả lời: "Đấy là luật duy nhất của Thầy chúng ta. Nếu các con chu toàn điều luật đó, các con không cần làm thêm điều gì nữa..."
Bí quyết của Tình Yêu là gì?
Làm thế nào để một người có thể tăng trưởng trong yêu thương?
Làm sao để trở thành một môn đệ Chúa yêu?
Phải chăng là tin tưởng nơi Người?
Phải chăng là khiêm nhường hối cải?
Phải chăng là can đảm theo Người và làm chứng cho Người?
Vâng, tất cả đều đúng.
Nhưng vẫn có một bí quyết để sống một cuộc đời giống Chúa Kitô,
vẫn có một con đường để thăng tiến trong Tình Yêu...
Bí quyết để tăng trưởng trong Tình Yêu,
để trở nên một người có khả năng yêu thương,
Bí quyết ấy không tìm qua tri thức mà là qua con tim.
Điều này không có nghĩa là coi thường tri thức...
Gioan có một khả năng lãnh hội chân lý siêu nhiên một cách lạ lùng.
Ông có một trí năng rạng rỡ,
Ông đã trao lại cho chúng ta Mầu Nhiệm Nhập Thể.
Ông hiểu được ý nghĩa công cuộc giáng thế của Con Thiên Chúa...
Dù sao thì cũng chính Gioan đã viết đoạn văn tuyệt vời: "Lúc
khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên
Chúa... Và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta..."
(Ga 1, 1.14)
Gioan hiểu Đức Giêsu hơn bất cứ môn đệ nào:
Ông có khả năng đó, ông đã cảm nhận sâu xa,
Ông hiểu phải làm thế nào gần gũi Thầy mình,
Ông biết được bí quyết!
Ông có khả năng đó, ông đã cảm nhận sâu xa,
Ông hiểu phải làm thế nào gần gũi Thầy mình,
Ông biết được bí quyết!
Ông nói: "Nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng
như chính Người ở trong Ánh Sáng... Ai bảo rằng mình ở trong Người, thì phải
bước đi như chính Người đã bước đi." (1 Ga 1,7) Mà con đường của Người đi
là con đường yêu thương: "Như Thầy đã yêu anh em, thì anh em hãy yêu
thương nhau..." (Ga 13, 34)
Nhưng, làm sao có thể yêu thương, nếu không đắm mình
trong nguồn mạch yêu thương? Làm sao có thể lớn lên trong Tình Yêu nếu không
uống lấy Nước Hằng Sống mà Chúa Giêsu đổ tràn vào linh hồn mình?
Bí quyết để tăng trưởng tình yêu không tìm được qua học
hỏi mà là qua kinh nghiệm. Điều này không có nghĩa là coi thường học hỏi, Dù
cho Gioan không phải là người có học thức cao. Đấy cũng là một điều lạ: vì
Gioan viết về Ngôi Lời Nhập Thể mà lại chưa bao giờ được đào tạo trong các
trường Kinh Thánh Do Thái. Các đầu mục, niên trưởng và ký lục xác nhận rằng:
Gioan ngu dốt và thất học! (x. Cv 4, 13)
Nhưng muốn tăng trưởng trong yêu thương, dù là cần đến
học hỏi vẫn phải qua con đường kinh nghiệm. Nghĩa là cảm nghiệm được sự hiện
diện của Thiên Chúa.
Chính điều này đã nâng ông lên cao hơn các Tông Đồ khác.
Chính sự chiêm niệm về chân lý,
chiêm niệm về Thiên Chúa,
chiêm niệm về Đức Kitô,
Chính kinh nghiệm hầu như cụ thể về sự hiện diện của Người,
Chính bước đi trong ánh sáng, như Người ở trong Ánh Sáng,
Đấy là con đường thăng tiến trong Tình Yêu.
Vì sao chúng ta kém Đức Tin?
Vì sao chúng ta quá yếu đuối?
Vì sao chúng ta ít gắn liền với chân lý?
Vì sao chúng ta tăng trưởng chậm chạp trong Tình Yêu?
Chúng ta đọc Tân Ước
nhưng không suy tư, nghiền ngẫm hết lòng.
Chúng ta bảo rằng chúng ta cầu nguyện,
nhưng được bao nhiêu lần thực sự cầu nguyện?
Chúng ta rước Chúa vào lòng,
nhưng được bao nhiêu lần để Chúa ngự trị trong tâm hồn,
và bao nhiêu lần đẩy Chúa vào một xó xỉnh tâm tư
rồi ta quên đâu mất?
Chính sự chiêm niệm về chân lý,
chiêm niệm về Thiên Chúa,
chiêm niệm về Đức Kitô,
Chính kinh nghiệm hầu như cụ thể về sự hiện diện của Người,
Chính bước đi trong ánh sáng, như Người ở trong Ánh Sáng,
Đấy là con đường thăng tiến trong Tình Yêu.
Vì sao chúng ta kém Đức Tin?
Vì sao chúng ta quá yếu đuối?
Vì sao chúng ta ít gắn liền với chân lý?
Vì sao chúng ta tăng trưởng chậm chạp trong Tình Yêu?
Chúng ta đọc Tân Ước
nhưng không suy tư, nghiền ngẫm hết lòng.
Chúng ta bảo rằng chúng ta cầu nguyện,
nhưng được bao nhiêu lần thực sự cầu nguyện?
Chúng ta rước Chúa vào lòng,
nhưng được bao nhiêu lần để Chúa ngự trị trong tâm hồn,
và bao nhiêu lần đẩy Chúa vào một xó xỉnh tâm tư
rồi ta quên đâu mất?
Ta hãy suy gẫm chân thành về Chúa Giêsu, về thập giá của
Người, suy gẫm chân thành về Nước Trời mà Người rao giảng, suy gẫm chân thành
về mục đích Người loan truyền... Rồi ta sẽ thấy tất cả trở nên thực tế hơn...
Gioan không thể trông cậy vào vốn liếng học hỏi của
mình, nhưng ông đã có một kinh nghiệm quý giá. Gioan không thể trông cậy vào
trí năng rạng rỡ của mình, nhưng ông đã có một trái tim nóng bỏng...
“Điều đã có từ thuở ban đầu,
điều chúng tôi đã từng nghe,
điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt,
điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
điều chúng tôi đã sờ đến tận tay,
dó là Ngôi Lời của Sự Sống.
Quả vậy, Sự Sống đã tỏ hiện,
chúng tôi đã thấy và, chúng tôi làm chứng
cùng loan báo cho anh em Sự Sống đời đời...
Điều chúng tôi đã từng thấy và đã từng nghe
thì chúng tôi loan báo cho anh em,
Ngõ hầu anh em được thông hiệp với chúng tôi,
sự thông hiệp mà chúng ta có được
với Đức Chúa Cha và Con của Người là Đức Giêsu Kitô”.
(1 Ga 1,1–3)
Một câu nói như thế không còn là một câu nói nữa,
mà là máu,
là xương,
là linh hồn,
là tiếng thét của một kinh nghiệm sống
không có gì bịt miệng nổi...
Một câu nói như thế không còn là một câu nói nữa,
mà là máu,
là xương,
là linh hồn,
là tiếng thét của một kinh nghiệm sống
không có gì bịt miệng nổi...
Và, không phải không có lý do mà biểu tượng của Thánh
Gioan là Chim Phượng Hoàng. Bay cao bằng đôi cánh, lên cao, lên cao mãi, sống
thật gần với Thiên Đàng: Đấy chính là Gioan...
Và Gioan, người môn đệ của Tình Yêu,
đã đi qua con đường vạn dặm....
Từ đanh đá đến điềm đạm
Từ giận dữ đến dịu dàng
Từ chia rẽ đến chia sẻ Tình Yêu...
Và đó là con đường mà bạn và tôi phải đi qua,
Nếu chúng ta muốn tiến gần đến Thầy Chí Thánh...
Phêrô và Gioan là bạn thân với nhau,
Họ cùng khám phá ra ngôi mồ đã trống;
Họ cùng đi đến đền thờ sau Lễ Hiện Xuống;
Họ cùng chữa một người bị bại;
Họ cùng bị đưa ra công nghị và cùng bị tống ngục,
Họ đi đến Samaria để chấn hưng Hội Thánh.
đã đi qua con đường vạn dặm....
Từ đanh đá đến điềm đạm
Từ giận dữ đến dịu dàng
Từ chia rẽ đến chia sẻ Tình Yêu...
Và đó là con đường mà bạn và tôi phải đi qua,
Nếu chúng ta muốn tiến gần đến Thầy Chí Thánh...
Phêrô và Gioan là bạn thân với nhau,
Họ cùng khám phá ra ngôi mồ đã trống;
Họ cùng đi đến đền thờ sau Lễ Hiện Xuống;
Họ cùng chữa một người bị bại;
Họ cùng bị đưa ra công nghị và cùng bị tống ngục,
Họ đi đến Samaria để chấn hưng Hội Thánh.
Tại Giêrusalem, họ được coi là cột trụ của Giáo Hội tiên
khởi. Rời Giêrusalem, Gioan đã đi rao giảng ở vùng Tiểu Á. Những năm cuối đời,
ông sống ở Êphêxô. Trong thời gian này, ông viết Phúc Âm cùng với ba lá thư...
Ba môn đệ của Gioan trở thành ba nhà lãnh đạo nổi danh của Giáo Hội tiên khởi
là Polycarpo, Papias và Ignatio. Sau đó, hoàng đế Rôma là Domitiano đày Gioan
ra đảo Patmos , ở đó, ông được linh ứng để viết
sách Khải Huyền (Kh 1, 9). Ông được trả tự do dưới thời hoàng đế Nerva và trở
về Êphêxô.
Gioan đã chết tự nhiên trong tuổi già. Ông là Tông Đồ
chết sau cùng trong số 12 Tông Đồ Chúa chọn...
(trích 13 Người thay đổi thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét