SIMON - VỊ TÔNG ĐỒ NHIỆT THÀNH
(Mt
10, 4)
Những văn sĩ ngày nay khi viết về thời vàng son của mình
thường nhắc nhở đến nhóm thân hữu với một niềm rung cảm, khiến cho ta biết từng
người bạn một, biết tên tuổi, tính tình và sự liên kết của họ với nhau. Những
tác giả của Phúc Âm không làm như thế, và một đôi khi có thể quên hẳn một số
Tông Đồ bạn. Đó là trường hợp Simôn, số 11 trong danh sách. Trong danh sách này
có hai ông Simôn. Người đầu tiên là Simon Phêrô, làm nghề chài lưới, người được
Chúa đặt làm nền tảng Giáo Hội, mọi người đều biết rõ. Người thứ nhì mang số
11, trước có Giuđa Ítcariốt, ông được gọi là Simon người Canaan .
Simon Phêrô càng nổi danh bao nhiêu thì Simon người Canaan càng lu mờ bấy nhiêu. Dù sao ta cũng cố gắng tìm
ra một vài điểm về ông Simôn này.
Simon Canaan có thể là người xuất thân từ vùng Canaan , nhưng Mátthêu không cho ta biết rõ gì thêm. Ta
thử tìm trong Phúc Âm của Mác-cô và Luca xem sao.
Mác-cô gọi ông là Simon Nhiệt Thành (Le Zélé), còn Luca
gọi ông là Simon thuộc Nhóm Quá Khích (Si-môn le Zélote). Điều này có thể là vì
Simon thuộc Nhóm Dê-lốt ( Zélote ), một đảng phái chính trị. Họ là những người
ái quốc cuồng nhiệt, họ là một nhóm người Do-thái tin tưởng ở sự độc lập của
Ítraen và không hợp tác với Rôma. Phái này xuất hiện chừng 20 năm trước khi
Chúa Giê-su bắt đầu rao giảng và tíếp tục phát triển sau khi Chúa Giêsu chịu
chết. Họ ảnh hưởng đến độ có sử gia đã cho rằng họ dính líu trong vụ Rôma cho
tàn phá Giêrusalem. Họ đã làm cho Giêrusalem chống lại Rôma khoảng 40 năm sau
khi Chúa sống lại.
Si-môn là một đảng viên của đảng này. Ông là một đảng
viên chính trị trước khi trở nên Tông Đồ của Chúa. Trước đó, ông thuộc về nhóm
người chiến đấu cho tự do độc lập, những người ái quốc sẵn sàng hy sinh cho
Ítraen. Thế giới chúng ta hiện nghe nói nhiều đến những người ấy. Không kể
những nước đã được những người ấy giải phóng, còn phải kể đến bao nhiêu nước
của thế giới thứ ba có mặt trận giải phóng dân tộc, ở châu Á, châu Phi và châu
Mỹ La-tinh. Họ là những người “Do-thái" nhiệt thành vì “Do-thái", chỉ
muốn có một điều duy nhất là có được Độc Lập và Tự Do trên đất nước của họ.
Đó là điều duy nhất chúng ta biết về Simon. Phúc Âm chỉ
cho chúng ta biết có thế. Tuy nhiên, ta vẫn cố tìm lại nhân vật Simon cùng với
cá tính của ông.
Simon chọn theo Chúa Giêsu vì sao ?
Ông biết Chúa trong trường hợp nào ? Ta không được biết...
Nhưng vì sao ông lại theo Chúa Giêsu ?
Có thể là nhóm Dê-lốt ( Zélote ) cần một nhà lãnh đạo
Và Đức Giêsu sẽ là một lãnh tụ sáng suốt...
Ông biết Chúa trong trường hợp nào ? Ta không được biết...
Nhưng vì sao ông lại theo Chúa Giêsu ?
Có thể là nhóm Dê-lốt ( Zélote ) cần một nhà lãnh đạo
Và Đức Giêsu sẽ là một lãnh tụ sáng suốt...
Có thể Simon đã nghe Chúa Giêsu rao giảng, thấy Người
làm phép lạ đến nỗi mọi người tin rằng Giêsu là Đấng Thiên Sai. Mà Đấng Thiên
Sai là Đấng đến giải phóng dân Ítraen, Đấng Mêsia sẽ đem độc lập đến cho dân
tộc Do-thái...
Simon không phải là người duy nhất nghĩ như thế,
Dân chúng cũng đã hơn một lần chọn Đức Giêsu làm Vua.
Ngày Người tiến vào Giêrusalem,
họ đã đón Người như một vị anh hùng.
họ chờ đợi một cuộc cách mạng đánh đuổi đế quốc Rôma...
Ngay các Tông Đồ khác cũng chờ đợi điều ấy.
Dân chúng cũng đã hơn một lần chọn Đức Giêsu làm Vua.
Ngày Người tiến vào Giêrusalem,
họ đã đón Người như một vị anh hùng.
họ chờ đợi một cuộc cách mạng đánh đuổi đế quốc Rôma...
Ngay các Tông Đồ khác cũng chờ đợi điều ấy.
Mãi sau này, sau khi Chúa sống lại, các Tông Đồ còn hỏi
Người: "Lạy Chúa, có phải chăng bây giờ là lúc Ngài khôi phục lại vương
quyền cho Ítraen ?" (Cv 1, 6)
Như vậy, Simon chọn Chúa với một niềm hy vọng,
chọn Chúa với một chiến thắng quân sự
và sự giành lại độc lập cho Ítraen.
Nhưng nếu Simon chọn Chúa Giêsu là một điều dễ hiểu,
Thì, Chúa Giêsu chọn Simon quả là một điều lạ lùng!
Chúa Giêsu có thể chọn 12 người giữa bao kẻ đi theo Người,
Vì sao Chúa lại chọn Simon Nhiệt Thành ?
Vì sao Chúa lại chọn người yêu nước cuồng nhiệt này?
Vì sao Chúa lại chọn một người chỉ biết quyết thắng quân xâm lăng?
Mục đích của Chúa và của Simon khác biệt làm sao!
Simon mong một cuộc cách mạng đánh đuổi Rôma,
Giêsu lại dạy: "Hãy trả cho Xê-da những gì của Xê-da" (Mt 22, 21)
mà không hề nói đến sự kháng cự...
chọn Chúa với một chiến thắng quân sự
và sự giành lại độc lập cho Ítraen.
Nhưng nếu Simon chọn Chúa Giêsu là một điều dễ hiểu,
Thì, Chúa Giêsu chọn Simon quả là một điều lạ lùng!
Chúa Giêsu có thể chọn 12 người giữa bao kẻ đi theo Người,
Vì sao Chúa lại chọn Simon Nhiệt Thành ?
Vì sao Chúa lại chọn người yêu nước cuồng nhiệt này?
Vì sao Chúa lại chọn một người chỉ biết quyết thắng quân xâm lăng?
Mục đích của Chúa và của Simon khác biệt làm sao!
Simon mong một cuộc cách mạng đánh đuổi Rôma,
Giêsu lại dạy: "Hãy trả cho Xê-da những gì của Xê-da" (Mt 22, 21)
mà không hề nói đến sự kháng cự...
Simon chỉ nghĩ đến một điều: đó là sức mạnh của gươm
giáo, của súng đạn, của vũ khí,
Còn Đức Giêsu thì nói với các Tông Đồ: "Ai dùng
gươm thì sẽ bị hại vì gươm" (Mt 26, 52)
Mục đích của hai người khác hẳn nhau.
Vậy, tại sao Chúa lại chọn Simon?
Vả lại, chọn một đảng viên Dê-lốt là một việc liều lĩnh,
Dù cho Simon có rời đảng thì chọn ông vẫn là một điều liều lĩnh,
Vì người ta vẫn có thể nghi ngờ Đức Giêsu mà cật vấn:
"Này, trong số thân hữu của ông có một người đảng Dê-lốt có ý định đánh
đuổi người Rôma đấy phải không ?"
Vâng, chọn Simôn là một việc đánh liều,
Và đương nhiên, chọn mỗi một chúng ta,
đối với Đức Giêsu, cũng là một hành động liều lĩnh.
Ta thử tìm một nguyên do...
Và đương nhiên, chọn mỗi một chúng ta,
đối với Đức Giêsu, cũng là một hành động liều lĩnh.
Ta thử tìm một nguyên do...
Sau đây là một nguyên do: Đức Giêsu muốn có nhiều sắc
thái trong cộng đoàn của Người. Không phải người nào trong nhóm cũng là một
người có thế giá, một người có học, có địa vị, có tài năng... Người đã chọn 12
Tông Đồ với những đặc thù khác nhau.
Ta thử so sánh Simôn với Mátthêu:
Simôn, đảng viên Dê-lốt, chủ trương đánh đuổi ách đô hộ Rôma,
Mátthêu, người thu thuế, thoải mái trong việc hợp tác với Rôma.
Simôn, người ái quốc,
Mátthêu, dưới mắt mọi người, là kẻ phản quốc.
Simôn, đảng viên Dê-lốt, chủ trương đánh đuổi ách đô hộ Rôma,
Mátthêu, người thu thuế, thoải mái trong việc hợp tác với Rôma.
Simôn, người ái quốc,
Mátthêu, dưới mắt mọi người, là kẻ phản quốc.
Bạn có thể tưởng tượng đuợc việc tồn tại đồng thời hai
thái cực này trong cùng một nhóm không? Nhưng, đó là Giáo Hội: Giáo Hội chứa
đầy những khác biệt, những chi thể dối nghịch như tay mặt với tay trái.
Nhưng, còn một lý do khác, và đây là lý do chính:
Simôn Dê-lốt cũng có nghĩa là Simôn Nhiệt Thành.
Vâng, Simôn là một người hăng say nóng bỏng,
một người đam mê theo đuổi mục đích dù có phải hy sinh đi nữa.
Đức Giêsu muốn ông cộng tác cho Nước Trời,
Đức Giêsu muốn sự nhiệt thành này dấy lên trong các Tông Đồ.
Nếu như hăng say nhiệt thành được đặt đúng hướng,
Simôn sẽ trở thành một người chiến đấu cho tự do mãnh liệt.
Và Chúa quyết định chọn Simôn: một chiến sĩ bất khuất...
Nếu Giáo Hội chúng ta có bị mang tiếng là già cỗi, chẳng
qua là vì niềm hăng say của từng tín đồ qua bao nhiêu năm đã vơi cạn. Chính
điều đó đã khiến cho Gioan đã viết cho một cộng đoàn đầu tiên: "Ta trách
ngươi điều này: là ngươi đã bỏ mất lòng mến thuở ban đầu" (Kh 2, 4)
Và, thế là Simôn theo Đức Giêsu để, ngày lại qua ngày,
con người của ông đổi mới dần dần. Cao vọng chiến tranh của ông trở thành cao
vọng hòa bình, mục đích của Thầy trở thành mục đích ông nhắm tới.
Ông đã nghe Thầy nói: "Thầy đến không phải để đem an bình mà để đem gươm giáo." (Mt 10, 34). Quả thật, nếu như có một câu Lời Chúa nào làm Simôn phấn khởi thì chính là câu này. Lý do vì đấy chính là châm ngôn của đảng Dê-lốt: "Không phải bình an mà là gươm giáo"...
Nhưng rồi, càng theo Chúa,
Simôn càng hiểu ý nghĩa lời Người.
Phúc Âm không thể đến trong an bình.
Thế gian là bóng tối mà Đức Kitô là ánh sáng.
Ánh sáng và bóng tối luôn mâu thuẫn nhau,
đó quả là gươm giáo...
Simôn càng hiểu ý nghĩa lời Người.
Phúc Âm không thể đến trong an bình.
Thế gian là bóng tối mà Đức Kitô là ánh sáng.
Ánh sáng và bóng tối luôn mâu thuẫn nhau,
đó quả là gươm giáo...
Lời Chúa là gươm giáo vì gây ra sự chia rẽ: "Ta đến
để đem chia rẽ người ta với cha mình, con gái với mẹ mình, nàng dâu với mẹ
chồng và kẻ thù của người ta là những người nhà của mình..." (Mt 10, 35 –
36)
Chính Simôn có lẽ cũng đã có kinh nghiệm này.
Nhất là, nếu cha của ông là một người ủng hộ kháng chiến,
Nếu anh em của ông là một người đã đi kháng chiến,
Nếu họ còn ở trong đảng Dê-lốt ( Zélote ),
mà ông lại bỏ hàng ngũ để theo Giêsu
thì cả nhà ông sẽ chống lại ông...
Bạn bè ông tin tưởng ở lưỡi gươm bằng thép,
còn ông, ông lại tin ở thanh gươm chân lý.
Simôn đã đổi mới,
Simôn đã cho rằng mình thăng tiến,
còn những người thân thích lại cho rằng ông sa sút...
Và Simôn, người nhiệt thành với đất nước Ítraen,
giờ đây trở nên nhiệt thành với Nước Trời.
Simôn thấy rằng:
Đức Giêsu không hề có một đường lối chính trị,
không hề có một chương trình cải cách kinh tế,
không hề làm một cuộc cách mạng.
Và lòng nhiệt thành của Simôn vì thế lại càng thăng tiến.
Si-môn nhiệt thành cho sự hòa bình của Đức Ki-ô, nhiệt thành với Thầy,
Đấng chăn chiên hy sinh mạng sống cho đàn chiên...
Chúa Giêsu đã nâng Simôn lên.
Trước đây, Simôn chỉ thấy có đất nước của dân tộc mình,
Bây giờ, Simôn được nâng lên để thấy Nước của toàn thế giới.
Simôn đã được nâng lên từ tình yêu Tổ quốc,
tình yêu đồng bào...
Nhất là, nếu cha của ông là một người ủng hộ kháng chiến,
Nếu anh em của ông là một người đã đi kháng chiến,
Nếu họ còn ở trong đảng Dê-lốt ( Zélote ),
mà ông lại bỏ hàng ngũ để theo Giêsu
thì cả nhà ông sẽ chống lại ông...
Bạn bè ông tin tưởng ở lưỡi gươm bằng thép,
còn ông, ông lại tin ở thanh gươm chân lý.
Simôn đã đổi mới,
Simôn đã cho rằng mình thăng tiến,
còn những người thân thích lại cho rằng ông sa sút...
Và Simôn, người nhiệt thành với đất nước Ítraen,
giờ đây trở nên nhiệt thành với Nước Trời.
Simôn thấy rằng:
Đức Giêsu không hề có một đường lối chính trị,
không hề có một chương trình cải cách kinh tế,
không hề làm một cuộc cách mạng.
Và lòng nhiệt thành của Simôn vì thế lại càng thăng tiến.
Si-môn nhiệt thành cho sự hòa bình của Đức Ki-ô, nhiệt thành với Thầy,
Đấng chăn chiên hy sinh mạng sống cho đàn chiên...
Chúa Giêsu đã nâng Simôn lên.
Trước đây, Simôn chỉ thấy có đất nước của dân tộc mình,
Bây giờ, Simôn được nâng lên để thấy Nước của toàn thế giới.
Simôn đã được nâng lên từ tình yêu Tổ quốc,
tình yêu đồng bào...
thành tình yêu thương mọi người...
Đức Giêsu nâng Simôn lên bằng thập giá của Người
thập giá mà Người đã chiến thắng thế gian, và,
thập giá đã hun đốt lòng nhiệt thành của Simôn,
đến độ chính ông, ông cũng phải hy sinh mạng sống mình
cho một quốc gia không biên giới...
Truyền thuyết cho rằng Simôn đã chịu chết trên thập giá.
Simôn Dê-lốt – Si-môn Nhiệt Thành:
chỉ có một chữ để mô tả ông,
một người quả quyết, hăng say, dám nghĩ, dám làm,
một người nóng bỏng nhất trong các Tông Đồ.
Chúa Giêsu đã sử dụng một con người như thế,
Người cũng muốn đánh liều khi chọn chúng ta hôm nay.
Đức Giêsu nâng Simôn lên bằng thập giá của Người
thập giá mà Người đã chiến thắng thế gian, và,
thập giá đã hun đốt lòng nhiệt thành của Simôn,
đến độ chính ông, ông cũng phải hy sinh mạng sống mình
cho một quốc gia không biên giới...
Truyền thuyết cho rằng Simôn đã chịu chết trên thập giá.
Simôn Dê-lốt – Si-môn Nhiệt Thành:
chỉ có một chữ để mô tả ông,
một người quả quyết, hăng say, dám nghĩ, dám làm,
một người nóng bỏng nhất trong các Tông Đồ.
Chúa Giêsu đã sử dụng một con người như thế,
Người cũng muốn đánh liều khi chọn chúng ta hôm nay.
"Ai không vác Thánh Giá mình mà theo Thầy, kẻ ấy
không xứng với Thầy..." (Mt 10, 38)
Chắc hẳn Simôn rất thích câu nói ấy,
Câu ấy đã thúc giục ông, lay chuyển ông,
Và ông sẵn sàng phó mạng sống mình cho Đức Kitô,
Phó mạng sống mình một cách vui tươi
một cách hăng say, một cách nhiệt thành...
Còn chúng ta thì sao? Còn bạn và tôi thì sao?
Đức Giêsu, Người có thúc giục và lay chuyển đủ
để chúng ta đi vào hành động
như một Simôn Nhiệt Thành hay không?
Câu ấy đã thúc giục ông, lay chuyển ông,
Và ông sẵn sàng phó mạng sống mình cho Đức Kitô,
Phó mạng sống mình một cách vui tươi
một cách hăng say, một cách nhiệt thành...
Còn chúng ta thì sao? Còn bạn và tôi thì sao?
Đức Giêsu, Người có thúc giục và lay chuyển đủ
để chúng ta đi vào hành động
như một Simôn Nhiệt Thành hay không?
Nguồn: trích 13 Người đã thay đổi thế giới (Trần Duy Nhiên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét