Con cái không bao giờ là "một sự lầm lẫn"
Bài giáo lý ngày thứ tư 08/4/2015 (bản dịch toàn
văn)
Rôma – 08/4/2015 (Zenit.org)
"Con cái không hề là "một sự lầm
lẫn", Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định trong Bài giáo lý thứ nhì về con
cái trong gia đình, do ngài ban ngày thứ Tư 08/4/2015, trên quảng trường thánh
Phêrô, bằng tiếng Ý. Đây quả mà một trong những Bài giáo lý mạnh mẽ nhất mà Đức
Giáo Hoàng đã ban.
Đức Giáo Hoàng đã tố cáo cái xấu do người lớm
đã phạm: "Tất cả những trẻ em bị gạt ra ngoài vòng xã hội, bị bỏ rơi, đang
phải sống lang thang trên đường phố để đi xin ăn và xoay xở đủ cách, không được
đến trường, không được săn sóc sức khỏe, là tiếng kêu thống thiết vang lên đến
tận Thiên Chúa và tố cáo cái hệ thống mà chúng ta, những người lớn, đã xây dựng
lên".
"Trong mọi trường hợp, Đức Giáo Hoàng
tóm tắt, đó là tuổi thơ bị cưỡng hiếp trong thân xác và trong tâm hồn của mình.
Nhưng không có ai trong số những đứa trẻ đó, bị Cha trên trời quên lãng! Không
có một giọt lệ nào bị mất đi ".
Ngài chất vấn người lớn: "Chúng ta làm
gì về những tuyên ngôn trọng thể về các quyền con người và những quyền của trẻ
em nếu chúng ta trừng phạt trẻ em vì những lỗi lầm của người lớn?"
Ngài kêu gọi trách nhiệm của mỗi người trong
xã hội: "Những người có trọng trách cai trị, giáo dục, tôi nói là những
người lớn, chúng ta có trách nhiệm với các trẻ em và mỗi người phải làm điều có
thể để làm chuyển đổi tình trạng này".
Sau đây là bản dịch toàn văn.
A.B.
Bài giáo lý được Đức Giáo Hoàng
Phanxicô dạy bằng tiếng Ý
Thân chào quý anh chị
em!
Trong các Bài giáo lý
về gia đình, hôm nay chúng ta bổ sung bằng suy nghĩ về các con cái; vốn là hoa
quả tốt đẹp nhất của phúc lành mà Đấng Tạo Hóa đã ban xuống cho con người nam
và người nữ. Chúng ta đã nói về tặng phẩm to lớn là con cái; hôm nay, rất tiếc,
chúng ta phải nói đến "những chuyện khổ nạn" mà nhiều con cái phải
chịu đựng.
Nhiều trẻ em, ngay từ
lúc đầu, đã bị từ chối, bỏ rơi, bị tước mất tuổi thơ và tương lai. Có người còn
dám nói, như để biện minh cho mình, rằng đây là một sự lầm lẫn để chúng sinh ra
đời. Thật là điểm nhục! Chúng ta không được trút bỏ tội lỗi lên đầu con cái,
làm ơn đi! Con cái không bao giờ là một sự lầm lẫn".
Cái đói của các em
không phải là một lầm lẫn, cũng như cái nghèo, cái mỏng manh, sự ruồng bỏ của
chúng – có biết bao trẻ em bị bỏ rơi trên đường phố; và sự ngu dốt cũng như bất
lực của chúng cũng vậy - biết bao trẻ em không hề biết học đường là cái gì! Ít
nhất, đó là những lý do để yêu thương chúng hơn, với một sự đại lượng to lớn
hơn. Chúng ta sẽ làm gì về những tuyên ngôn trọng thể về các quyền con người và
những quyền của trẻ em nếu chúng ta trừng phạt trẻ em vì những lỗi lầm của
người lớn?
Những người có trọng
trách cai trị, giáo dục, tôi nói là những người lớn, chúng ta có trách nhiệm
với các trẻ em và mỗi người phải làm điều có thể để làm chuyển đổi tình trạng
này. Tôi muốn ám chỉ đến "cuộc khổ nạn" của các trẻ em. Tất cả những
trẻ em bị gạt ra ngoài vòng xã hội, bị bỏ rơi, đang phải sống lang thang trên
đường phố để đi xin ăn và xoay xở đủ cách, không được đến trường, không được
săn sóc sức khỏe, là tiếng kêu thống thiết vang lên đến tận Thiên Chúa và tố
cáo cái hệ thống mà chúng ta, những người lớn, đã xây dựng lên. Và khốn nỗi,
các trẻ em này là mồi ngon của bọn tội phạm, chúng khai thác các em để buôn bán
và làm những cuộc thương mại bất xứng, hay lôi kéo các em vào chiến tranh và
bạo lực. Nhưng kể cả ở những nước giầu, nhiều trẻ em cũng phải trải nghiệm
những thảm kịch ghi dấu ấn nặng nề cho các em, bởi vì gia đình khủng hoảng, vì
không được học hành và vì những điều kiện sống đôi khi vô nhân đạo. Trong mọi
trường hợp, đó là những tuổi thơ bị xâm hại trong thể xác và tâm hồn của các
em. Nhưng không có ai trong số những đứa trẻ đó, bị Cha trên trời quên lãng!
Không có một giọt lệ nào bị mất đi! Cũng như trách nhiệm của chúng ta, trách
nhiệm xã hội của con người, của mỗi người trong chúng ta và của các quốc gia,
cũng không bao giờ mất đi.
Có lần, Chúa Giêsu đã
trách cứ các môn đệ của Người bởi vì các ông xua đuổi trẻ em mà cha mẹ chúng
mang đến để Chúa ban phép lành. Câu chuyện trong Phúc Âm rất cảm động: "Bấy
giờ, người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu
nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. Nhưng Đức Giêsu nói: "Cứ để trẻ em đến với
Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng"
Người đặt tay trên chúng rồi đi khỏi nơi đó" (Mt 19, 13-15). Thậy là đẹp,
lòng tin tưởng của các cha mẹ và câu trả lời này của Chúa Giêsu.
Thật tôi mong muốn
trang sách này trở nên câu chuyện bình thường của các trẻ em! Thật là, nhờ ơn
Thiên Chúa, các trẻ em đang có những khó khăn trầm trọng thường tìm được những
cha mẹ phi thường, sẵn sàng hy sinh mọi thứ, sẵn sàng mọi thứ rộng lượng. Nhưng
các cha mẹ không được bị bỏ cô độc! Chúng ta phải đồng hành với sự mệt mỏi của
họ; và cũng phải dâng lên cha mẹ những lúc vui vẻ chia sẻ và sự hân hoan vô tư,
để họ không phải chỉ bị những phương thức điều trị hàng ngày làm phiền.
Trong mọi trường hợp,
khi nói đến trẻ em, người ta không được nghe những công thức bảo vệ mang tính
pháp chế và quan cách này, kiểu như "nói cho cùng, chúng ta đâu phải là
một tổ chức phước thiện", hay "trong đời sống riêng tư, mỗi người đều
có tự do làm điều mình muốn", hay "xin lỗi, chúng tôi không thể giúp
gì được". Những câu này không có ích lợi gì khi nói đến các trẻ em.
Quá nhiều khi, tác động
của những cảnh đời hao mòn vì công ăn việc làm bấp bênh và ít lương, vì giờ làm
việc quá sức người, vì vận chuyển vô hiệu, dội lên đầu con cái… Nhưng con cái
cũng phải trả giá cho những cuộc hợp hôn vị thành niên và những cuộc phân ly vô
trách nhiêm : chúng là những nạn nhân đầu tiên; chúng gánh chịu những hậu quả
của cái văn hóa các quyền của các chủ thể quá mức và sau đó chúng sẽ trở thành
những trẻ em phát triển quá sớm. Chúng đã thường hay thấm nhuần bạo lực mà
chúng không thể "bài tiết" ra được và dưới mắt của người lớn, chúng
bắt buộc phải làm quen với sự thoái hóa.
Cả trong thời đại của
chúng ta, cũng như trong quá khứ, Giáo Hội đặt tính từ mẫu của mình để phục vụ
các trẻ em và gia đình của chúng. Giáo Hội mang đến cho các cha mẹ và cho các
trẻ em của thế giới chúng ta phép lành của Thiên Chúa, sự dịu hiền từ mẫu, sự
trách cứ quả quyết vé sự phản đối quyết liệt. Với con cái, không thê đùa cợt
được!
Anh chị em hãy tưởng tượng
một xã hội sẽ như thế nào khi quyết định, một lần cho tất cả, thiết lập nguyên
tắc này: "Đúng là chúng ta không toàn hảo và chúng ta có nhiều lầm lỗi.
Nhưng khi con cái ra đời, không có một sự hy sinh nào của người lớn là quá đắt
hay quá lớn, miễn là người ta tránh cho một đứa nhỏ nghĩ rằng nó là một sự lầm
lỡ, nó không có giá trị nào và nó bị bỏ rơi cho những thương tích của cuôc đời
và cho sự chuyên chế của con người". Xã hội đó sẽ đẹp đẽ biết bao! Tôi nói
rằng ở trong xã hội đó, người ta sẽ tha thứ nhiều cho vô số những lỗi lầm. Thật
sự rất nhiều.
Chúa phán xét cuộc đời
chúng ta bằng cách nghe những gì các thiên thần của trẻ em báo cáo với Người,
các thiên thần "không ngừng chiêm ngưỡng Thánh Nhan Cha thầy ở trên
trời" (x. Mt 18,10). Chúng ta có luôn tự hỏi: các thiên thần của trẻ em kể
cho Thiên Chúa những gì về chúng ta không?
Lời chào mừng bằng tiếng Ý cuối
buổi triều kiến
Tôi gửi đến các bạn
trẻ, các bệnh nhân và các cặp tân hôn một ý nghĩ đặc biệt của tôi. Mong rằng
lời loan truyền Phục Sinh tiếp tục đốt lên ngọn lửa nơi con tim anh chị em cũng
như trong các môn đệ trên đường Emau: các bạn trẻ thân mến, chỉ có Chúa Giêsu
có thể đáp ứng đầy đủ các khát vọng hạnh phúc và điều thiện trong cuộc đời của
các bạn; các bệnh nhân thân mến, không có lời an ủi nào đẹp hơn cho những đau
khổ của anh chị em bằng sự xác tín sự sống lại của Đức Kitô; và các anh chị em
tân hôn thân mến, anh chị em hãy sống hôn phối của anh chị em trong một sự gia
nhập cụ thể vào với Đức Kitô và với giáo huấn của Giáo Hội.
Bản dịch tiếng Pháp : Constance Roques
(Zenit)
Bản dịch tiếng Việt : Mạc Khải
(ghxhcg.com)
(8 avril 2015) © Innovative Media Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét