"Những
thương tích của Chúa Kitô
là những thương tích của lòng thương xót"
Bách chu niên cuộc tử đạo của người Armenia, bài
giảng (toàn văn)
Rôma – 12/4/2015 (Zenit.org)
Những thương tích của Chúa Kitô là những
thương tích của lòng thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích.
Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ Bách Chu
Niên cuộc "tử đạo" của dân Armenia, cuộc "Metz Yeghern" và
ngài đã tuyên phong vị thánh cả Grêgôriô thành Narek là Tiên Sĩ Hội Thánh,
trong ngày Chúa Nhật 12/4/2015 này.
Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX Tarmouni,
thượng phụ Vùng Cilicie của người Armenia công giáo đã đồng tế với ngài.
Dấu hiệu hợp nhất đã được thực hiện, Đức
Thượng Phụ Karékine II, Thượng Phụ tối cao và Giáo Chủ của tất cả người Armenia,
và Đức Thượng Phụ Aram Đệ Nhất, Giáo Chủ của Đại giáo hội Cilicia cũng đã tham
dự Thánh Lễ.
Tổng Thống nước Cộng Hòa Armenia, ông Serz
Sargsyan cũng có mặt trong Thánh Lễ, có những bài thánh nhạc armenia cảm động
và thống thiết.
Chúa nhật này là Chúa Nhật Lòng Thương Xót
Thiên Chúa, Đức Giáo Hoàng đã tập trung bài giảng của ngài về những thương tích
của Đức Kitô và giải thích: "Cả cho chúng ta nữa, ngày hôm nay, ngày Chúa
Nhật mà Thánh Gioan Phaolô II đã muốn gọi là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Thiên
Chúa, Chúa đã tỏ những vết thương của Người, qua Phúc Âm. Đó là những vết thương của lòng thương xót.
Đúng vậy, những thường tích của Chúa Giêsu là những thương tích của lòng thương
xót".
Một kinh nguyện của ba vị thượng phụ cho các
"thánh tử đạo armenia" (các đấng đã được tuyên phong hiển thánh ngày
23/4) đã được đọc lên bằng tiếng Ạmenia vào cuối lễ, trước một thông điệp của
ba vị thượng phụ, và trước khi Đức Giáo Hoàng trao cho họ một sứ điệp gửi cho
dân armenia. Ngài đã viện dẫn lời của Thánh Gioan Phaolô II trong một Tuyên bố
chung với thượng phụ Karékine năm 2001, tố cáo "cuộc diệt chủng đầu tiên
của thế lỷ XX''.
A.B.
Bài giảng của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô
Thánh Gioan, người hiện
diện trong Phòng Tiệc Ly với các môn đệ khác, chiều ngày đầu sau ngày sabbat, thuật
lại rằng Đức Giêsu đã đến giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em
!", và "Người cho các ông xem tay và cạnh sườn" (Ga 20, 19-20),
Người cho thấy các thương tích của Người. Các ông đã công nhận, đây không phải
là một ảo ảnh, đây chính là Người, là Chúa, và các ông đã tràn đầy nỗi vui
mừng. Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại đến Phòng Tiệc Ly và đưa các vết thương ra
cho ông Tôma, để ông sờ vào như ông muốn, để có thể tin và để mình cũng trở nên
một chứng nhân của sự phục sinh.
Chúng ta cũng vậy, ngày
hôm nay, nhân ngày Chúa Nhật mà Thánh Gioan Phaolô II đã muốn gọi là Chúa Nhật
Lòng Thương Xót, Chúa đã cho thấy các thương tích của Người, qua Phúc Âm. Đó là
những thương tích của lòng thương xót.
Đúng vậy: các thương tích của Đức Kitô là những thương tích của lòng thương
xót.
Chúa Giêsu đã mời gọi
chúng ta hãy nhìn vào các vết thương này, Người mời gọi chúng ta hãy sờ vào các
vết thướng đó, cũng như Người đã làm với ông Tôma, để chữa lành lòng hoài nghi
của chúng ta. Nhất là Người mời gọi chúng ta hãy đi vào trong mầu nhiệm của các
thương tích đó, vốn là mầu nhiệm của tình yêu thương xót của Người.
Qua các thương tích đó,
như một khe ánh sáng, chúng ta có thể thấy đưọc tất cả mầu nhiệm của Đức Kitô
và của Thiên Chúa: cuộc khổ nạn, đời sống dưới thế của Người - đầy lòng trắc ẩn
đối với những kẻ nhỏ bé và những người bệnh hoạn - sự đầu thai của Người trong
lòng Đức Maria. Và chúng ta có thể đi ngược lên tất cả lịch sử cứu độ: các lời
tiên tri - đặc biệt là lời của Tôi Tớ của Chúa -, các thánh vịnh, Lề luật giao
ước, cho đến lúc giải thoát khỏi Ai-cập, đến lễ Vượt Qua đầu tiên, đến máu
những con cừu bị sát tế; và rồi đến các Tổ Phụ, đến ông Ap-bra-ham, và rồi vào
thời kỳ khởi thủy, đến tận ông Abel và máu oan của ông kêu gào dưới lòng đất. Chúng ta có thể thấy tất cả điều này qua các
thương tích của Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại, và, như Đức Maria trong
bài ca Magnificat, chúng ta có thể
nhận ra rằng "lòng thương xót" của Người kéo dài từ đời nọ tới đời
kia (x. Lc 1, 50).
Trước các biến cố bi
thương của lịch sử nhân loại, đôi khi chúng ta bị đè bẹp, và chúng ta tự hỏi
"tại sao?". Ác tính của con người có thể mở ra trong thế giới như
những vực thẳm, những khoảng trống rộng lớn: những trống vắng tình yêu, trống
vắng điều thiện, trống vắng sự sống. Và lúc đó, chúng ta tự hỏi: làm thế nào để
chúng ta có thể lấp đầy những vực thẳm này? Đối với chúng ta đó là điều không
thể được; chỉ có Thiên Chúa có thể lấp đầy những khoảng trống mà cái ác đã mở
ra trong lòng chúng ta và trong lịch sử chúng ta. Chính Chúa Giêsu làm người và
chịu chết trên cây Thánh Giá đã lấp đầy vực thẳm tội lỗi bởi vực thẳm lòng
thương xót của Người.
Thánh Bênađô, trong chú
giải của ngài về Sách Diễm Ca (Disc. 61, 3-5; Opera omnia 2, 150-151), đã dừng lại ngay đoạn nói về mầu nhiệm các
thương tích của Chúa, khi dùng những câu mạnh mẽ, táo bạo, mà hôm nay nhắc lại
rất có ích cho chúng ta. Ngài nói rằng "qua các thương tích trên cơ thể
Người, tình yêu ẩn dấu trong tim [Đức Kitô] được thể hiện, mầu nhiệm tình yêu
vĩ đại được biểu lộ, lòng dạ thương xót của Thiên Chúa chúng ta tỏ ra".
Đó, thưa quý anh chị
em, là con đường mà Thiên Chúa đã mở ra cho chúng ta để cuối cùng thoát ra khỏi
kiếp nô lệ điều ác và sự chết, và đi vào vùng đất của sự sống và bình yên. Con
đường đó chính là Người, là Chúa Giêsu, chịu đóng đinh và đã sống lại, và đó
đặc biệt là những thương tích đầy lòng thương xót của Người.
Các thánh dậy cho chúng
ta rằng thế giới được thay đổi nhờ sự sám hối của tâm hồn, và điều này xẩy ra
nhờ vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì lý do này, dù là trước tội lỗi của
tôi hay dù là trước những thảm kịch to lớn của thế giới, "lương tâm tôi sẽ
bị bối rối; nhưng nó không vì thế mà chao đảo, bởi vì tôi sẽ nhớ đến những
thương tích của Chúa". Quả vậy, "chính Người đã bị đâm vì chúng ta
phạm tội" (Is 53,5). Không có gì
làm chết chúng ta mà không có thể được chữa lành bởi cái chết của Đức
Kitô" (ibid.).
Chúng ta hãy ngước mắt
lên những thương tích của Chúa Giêsu phục sinh và cùng với Giáo Hội, cùng ca
hát lên: "Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 117, 2); lòng thương xót của Người là
vĩnh cửu. Và với những lời Người được in đậm trong tâm khảm, chúng ta hãy bước
đi trên những nẻo đường lịch sử, tay trong tay với Chúa là Đấng Cứu Chuộc, là
sự sống và là hy vọng của chúng ta.
[Bản gốc bằngg tiếng Ý]
Mạc Khải phỏng dịch từ bản tiếng Pháp do
Zenit phổ biến
© Librairie éditrice du Vatican
(12 avril 2015) ©
Innovative Media Inc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét