Tuyên bố chung của Hội nghị Giám mục về Tông đồ giáo dân Lần
X:
Vai trò và sứ mệnh của giáo dân trong thế kỷ XXI
WHĐ (13.04.2015)
– Từ ngày 02 đến 06 tháng Ba 2015, Hội nghị Giám mục về Tông đồ giáo dân Lần X
do Văn phòng FABC về Giáo dân và Gia đình tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Mục
vụ Camilô, Bangkok, Thái Lan, với chủ đề “Vai trò và sứ mệnh của giáo dân trong thế
kỷ XXI”.
Tham dự Hội nghị
có 43 người thuộc 9 quốc gia Châu Á, trong đó có 3 người Việt Nam. Sau đây là
Tuyên bố chung kết thúc Hội nghị.
TUYÊN BỐ CHUNG
Văn
phòng FABC về Giáo dân và Gia đình
BILA
X về Giáo dân (Hội nghị Giám mục về Tông đồ giáo dân Lần X)
“Vai trò và sứ mệnh của
giáo dân trong thế kỷ XXI”
Hội
nghị Á châu về giáo dân nhân kỷ niệm 50 năm Công đồng Vaticanô II
Trung
tâm Mục vụ Camilô, Bangkok, Thái Lan, 02–06/3/2015
1. GIỚI THIỆU
1.2 Hội nghị Giám mục về Tông đồ giáo dân X
lần này tập trung vào chủ đề “Vai trò và
sứ mệnh của giáo dân trong thế kỷ XXI - nhân kỷ niệm 50 năm Công đồng Vaticanô
II”.
1.3
Nhiệm vụ chúng tôi đặt ra:
·
Lượng giá vai trò và
sứ mệnh của giáo dân theo quan điểm của Công đồng Vaticanô II; chúng ta đã
làmnhư thế nào, hiện chúng ta đang ở đâu và chúng ta cần phải đi đến đâu (làm
gì trong tương lai)?
· Tìm hiểu tác động của sứ mệnh
giáo dân trong đời sống xã hội.
· Tìm hiểu tác động của những cộng
đoàn nhỏ Kitô hữu (SCCs: Small Christian
Communities): gia đình, mục vụ cho nữ giới và giới trẻ để giúp họ tham gia
vào sứ mệnh của Giáo hội.
· Đề xuất các khuyến nghị cho sứ mệnh
loan báo Tin mừng của giáo dân.
2.
TRẢI NGHIỆM
2.1 Đức cha Chủ
tịch Văn phòng FABC về Giáo dân và
Gia đình phát biểu chào đón tất cả mọi người hiện diện và giới thiệu những việc
đã thực hiện được của Văn phòng FABC
về Giáo dân và Gia đình từ năm 1982. Ngài cũng đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ
của Hội nghị BILA X lần này về giáo
dân và các mục tiêu hội nghị cần thực hiện.
2.2 Từ bài phát
biểu chào mừng và bài phát biểu chính của hội nghị, chúng tôi đã nhận thức rõ
những ý tưởng về Giáo hội của Công đồng Vaticanô II là hết sức quan trọng đối
với công việc mục vụ; việc này có liên quan đến sự tham gia và đào luyện giáo
dân cho công cuộc truyền giáo cũng như cho việc thay đổi những cấu trúc và
chương trình hành động.
2.3 Từ vấn đề đào
tạo giáo dân, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của: những cộng đoàn nhỏ Kitô
hữu (SCCs) giúp huấn luyện phụ nữ trong vai trò lãnh đạo; việc giáo dục theo
giáo huấn xã hội của Giáo hội và sự đào luyện giới trẻ trong Giáo hội.
2.4 Ngay từ đầu
chúng tôi đã điểm lại tầm nhìn mạnh mẽ của Công đồng Vaticanô II được quy định
trong những giáo huấn mang tính đột phá căn bản, cách đặc biệt về bản chất của
Giáo hội và hoạt động tông đồ giáo dân; chúng tôi tìm hiểu thật cặn kẽ và sâu
rộng về ơn gọi giáo dân trong Giáo hội và trên thế giới. Một lần nữa chúng tôi
đã nhận thức ra “căn cước” (identity) của giáo dân bắt nguồn từ bí tích Thánh
Tẩy trong Chúa Kitô:
· Thần Khí trao cho giáo dân những
đặc ân.
· Giáo dân được thiết lập là thành
phần dân Chúa và là Thân Thể của Đức Kitô.
· Giáo dân là một bộ phận không thể
chuyển nhượng trong một thân thể duy nhất, nhưng đa dạng trong sứ mệnh loan báo
Tin mừng Đức Kitô.
2.5 Lời dạy của
Công đồng không ngừng vang vọng trong tim chúng ta: không có bộ phận nào thuộc
thân thể sống động là Giáo hội lại phải thụ động. Chúng ta được tiếp sinh lực
nhờ vào ơn gọi giáo dân với nền linh đạo chuyên biệt và sự cam kết dấn thân cho
sứ vụ loan báo Tin mừng. Bởi lẽ trong Đức Kitô, tự nhiên và siêu nhiên, kẻ thế
tục và người thánh hiến là một tổng hợp đủ đầy. Trong những suy tư suốt ba ngày
qua dưới ánh sáng Công đồngVaticanô II, chúng tôi nỗ lực tìm hiểu thấu đáo hơn
những hàm ý cụ thể của tầm nhìn mạnh mẽ và đầy khích lệ của Công đồng. Chúng
tôi xác tín rằng Công đồng Vaticanô II không chỉ thích đáng với thời đại của
chúng ta, mà còn mời gọi chúng ta dấn thân nhiệt thành hơn để hoàn thiện lịch
trình chưa hoàn tất của Công đồng, góp phần làm Giáo hội phát triển nhờ vào sự
tham gia tích cực của giáo dân trong sứ mệnh duy nhất là loan báo Tin mừng Đức
Giêsu Kitô.
2.6 Chúng tôi tin
rằng tầm nhìn và sứ mệnh của giáo dân chưa được thông hiệp cách thích đáng.
Nhiều đòi hỏi cấp thiết hơn phải được thực hiện trong mọi trạng huống đồng thời
vẫn ý thức về những giới hạn nảy sinh từ những hoàn cảnh khác nhau của chúng
ta. Cần một sự thay đổi về thái độ và định kiến. Giáo dân cần được đón nhận như
những người bạn đồng trách nhiệm chứ không chỉ là những người trợ giúp. Họ cần
được tham giavào việc phác thảo và làm sống động các chương trình mục vụ. Chúng
tôi cũng nhìn thấy trách nhiệm đặc biệt của việc sống làm chứng cho Đức Kitô
trong tư cách một nhóm nhỏ giữa muôn người với những niềm tin khác nhau.
3.
NHỮNG THÁCH ĐỐ
3.1. Căn cước của giáo dân
Chúng tôi ý
thức rằng cần phải giúp cho giáo dân hiểu rõ vai trò và sứ mệnh của họ trong
Giáo hội và trên toàn thế giới, đặc biệt trong bối cảnh của Châu Á ngày nay.
Điều này cũng đòi chúng tôi phải thay đổi nếp suy nghĩ và cải biến tâm hồn.
3.2. Linh đạo giáo dân
Chúng tôi
cảm thấy cần một sự hiểu biết chung về linh đạo giáo dân với những yếu tố thiết
thực của nền linh đạo này, một linh đạo được Lời Chúa và các bí tích nuôi
dưỡng. Sự phân nhánh giữa đức tin và cuộc sống của nhiều tín hữu giáo dân là
một thực tại đáng buồn. Nhiều người dường như hiểu linh đạo giáo dân chỉ là để
phục vụ trong những tác vụ khác nhau tại các giáo xứ trong khi quên rằng linh
đạo giáo dân cũng đòi buộc dấn thân vào các vũ đài xã hội, kinh tế và chính trị
với định hướng biến đổi những hoàn cảnh này dưới ánh sáng của Tin mừng.
3.3. Đào luyện giáo dân
Cần cấp bách
đầu tư vào việc đào luyện giáo dân để tăng cường năng lực cho giáo dân, để giáo
dân đảm nhận những vai trò lãnh đạo trong Giáo hội và xã hội.
3.4. Những cuộc đấu tranh thường nhật trong gia đình và xã hội
Người tín
hữu giáo dân sống giữa trần thế bị những ảnh hưởng tiêu cực và môi trường sống
xơ cứng, trơ ỳ chống lại với những bách hại đang thực sự đe dọa. Đời sống gia
đình cũng bị suy yếu không chỉ với những thách thức của công nghệ thông tin mà
còn cả những đe dọa bắt nguồn từ những khía cạnh tiêu cực của việc toàn cầu
hóa. Thế mà việc hay xảy ra là: giáo dân, gia đình và giới trẻ thường không có
ai san sẻ đồng hành và hỗ trợ trong khi họ phải đối mặt với các cuộc đấu tranh
thực sự trong đời.
3.5. Lời mời gọi hướng đến sứ mệnh truyền bá Phúc âm
Dường như
người ta thường xuyên có cảm giác thờ ơ, dửng dưng đối với công việc loan báo
Tin mừng.
4.
NHỮNG ĐỀ NGHỊ
Trong bối cảnh
những thách đố được đề cập trên đây, chúng tôi khiêm tốn kính trình những đề
nghị sau:
4.1. Đến các vị giám mục, linh mục và tu sĩ:
a. Hãy dốc sức để tạo những cơ hội cho việc
huấn luyện giáo dân một cách đầy đủ (toàn diện) – lưu tâm đến ơn gọi đặc biệt
của họ.
b. Huấn luyện và tuyển dụng thêm nhiều “thợ
vườn nho” cho lãnh vực chăm sóc mục vụ và thiết lập các cộng đoàn nhỏ Kitô hữu.
c. Hãy ưu tiên cho mục vụ gia đình và giới
trẻ, và đồng hành với họ.
4.2. Đến tín hữu giáo dân:
a.
hãy quyết tâm làm biến đổi các lãnh vực trần thế và chăm lo cho công trình
tạo dựng.
b.
hãy hỗ trợ các gia đình để các gia đình có thể trở nên nơi ươm mầm cho công
cuộc truyền bá Phúc âm và ơn gọi phục vụ Giáo hội.
c.
hãy nhận thức nhiều hơn và hãy sắm lấy vai trò của mình trong sứ mệnh của
Giáo hội và trong trần thế.
5. KẾT LUẬN
1
Chúa Thánh Thần đã đặt vào lòng chúng ta
ngọn lửa sự nhiệt thành canh tân với cảm thức dấn thân trong tư cách là dân
Chúa để xây dựng “sự thông hiệp các cộng đoàn” giữa trần thế hôm nay theo tinh
thần của Công đồng Vaticanô II.
2
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ là mẫu gương và là
Đấng chuyển cầu cho sứ mệnh chúng con, khi rời nơi đây đi loan báo Tin mừng cho
các dân tộc, biết thực hiện sứ mệnh này bằng chính đời sống được biến đổi của
chúng con.
Văn phòng FABC về Giáo dân và Gia đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét