Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Người Tông Đồ cần có tấm lòng - Bài chia sẻ ĐC Giuse Đinh Đức Đạo tại XL - 2.2.2015

CUỘC GP GỠ TÂN NIÊN 02/02/2015
LIÊN DÒNG N GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
MNG NĂM ĐỜI SNG THÁNH HIN
+ GM Giuse Đinh Đức Đạo
Ngày 21.11.2014, ĐTC Phanxicô đã gửi Tông thư cho Giới Thánh Hiến nhân dịp NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN. Trong lá thư nói trên, ĐTC Phanxicô đã định cho Năm Thánh Hiến 3 mục đích:
1.    Nhìn về Quá Khứ với lòng biết ơn
2.     Sống Hiện Tại với lòng say mê
3.     Nhìn về Tương Lai với tâm tình hy vọng
Tôi không trình bày hay tóm lược Tông thư của Đức Thánh Cha, nhưng lấy hứng từ đó để chia sẻ với quí Sơ đôi suy nghĩ của tôi về mẫu người tu sĩ cho Giáo Hội hôm nay.

1.     Kinh nghiệm mục vụ
Trong những tháng hè vừa qua, tôi đi thăm các giáo xứ và ban phép Thêm Sức, hầu như mỗi ngày. Có 3 điều đánh động tâm trí:
·       Giáo dân dự lễ hết sức sốt sắng; tôi thấy rõ nơi họ lòng yêu mến khát khao Chúa.
·       Nhiều nơi vắng mặt giới trẻ và cũng nghe nói đến những tệ nạn nơi giới trẻ. Dĩ nhiên không phải tất cả những người trẻ vắng mặt là bỏ đạo cả, vì có người phải đi học xa hay đi làm, v.v… Nhưng “xa mặt thì cách lòng”, lâu ngày không gặp gỡ, tự nhiên sẽ lơ là và lạnh nhạt. Dù là lý do nào, sự kiện vắng bóng giới trẻ vẫn làm tôi băn khoăn và đặt ra vấn đề mục vụ.
·       Anh chị em lương dân còn quá nhiều. Mặc dầu Xuân Lộc có một số giáo xứ hầu như toàn tòng công giáo, nhưng nếu tính tỷ lệ thì mới chỉ có 30% là công giáo. Mà Xuân Lộc là giáo phận có tỷ lệ người công giáo cao nhất nước! Nhưng vấn đề còn trầm trọng hơn vì số người ý thức về sự hiện diện của anh chị em lương dân và dấn thân đem Chúa đến cho họ còn quá ít và do đó, anh chị em lương dân thực sự chưa biết người công giáo và Chúa của người công giáo là gì. Đôi khi có biết, nhưng chỉ biết cách méo mó.

Để có một ý niệm khái quát về tình trạng truyền giáo hôm nay, chúng ta có thể nhìn thoáng qua mấy con số thống kê dưới đây:

-        Thông kê các tôn giáo trên thế giới[1]
Dân số
2000
giữa 2014
2025
2000 - 2025
Dân số toàn cầu
6,085,572,000
7,207,460,000
8,002,978,000
1,917,406,000
Dân số Kitô
2,013,132,000
2,375,619,000
2,700,343,000
687,211,000
Dân số không Kitô
4,072,440,000
4,507,117,000
5,302,635,000
1,230,195,000
Công giáo
1,052,924,000
1,219,952,000
1,332,968,000
280,044,000
Hồi giáo
1,226,046,000
1,660,729,000
1,966,759,000
740,713,000
Ấn giáo
798,610,000
1,000,193,000
1,116,730,000
318,120,000
Không tôn giáo
764,483,000
683,000,000
685,123,000
2,123,000
Phật giáo
366,625,000
513,593,000
561,948,000
195,323,000
Đạo truyền thống
241,554,000
250,672,000
260,625,000
19,071,000
Vô thần
145,375,000
136,553,000
130,320,000
-15,055,000
Tôn giáo mới
101,044,000
63,669,000
63,669,000
-37,375,000
Đạo Sikh[2]
20,484,000
25,511,000
29,217,000
8,733,000
Do thái giáo
14,035,000
14,064,000
15,000,000
965,000
-        Thống kê Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu[3]
DÂN SỐ THẾ GIỚI - TÍN HỮU CÔNG GIÁO
Châu lục
Dân số
Công giáo
Tỷ lệ %
Châu Phi
1.039.476.000
193.667.000
18.63
Châu Mỹ
938.332.000
592.310.000
63.12
Châu Á
4.202.786.000
132.238.000
3.15
Châu Âu
715.729.000
285.746.000
39.92
Châu Đại Dương
36.987.000
9.630.000
20.06
Tổng cộng
6.933.310.000
1.213.591.000


-        Thống kế Giáo Hội Công Giáo Việt Nam[4]

STT
GIÁO PHẬN
DIỆN TÍCH (Km2)
DÂN SỐ
CÔNG GIÁO
1
Hà Nội
6,000.00
8,533,735
348,177
2
Lạng Sơn
18.359,10
1,767,308
5,661
3
Hải Phòng
9,079.10
5,150,000
134,846
4
Bắc Ninh
24,600.00
8,500,000
129,394
5
Hưng Hóa
54,000.00
7,000,000
235,000
6
Bùi Chu
1,350.00
1,193,104
391,104
7
Thái Bình
2,220.70
2,936,400
129,245
8
Phát Diệm
1,786.77
1,005,125
140,084
9
Thanh Hóa
11,133.40
3,405,000
142,554
10
Vinh
30,590.30
5,218,600
523,046
11
Huế
9,773.00
1,723,623
68,370
12
Đà Nẵng
11,664.00
2,386,700
68,301
13
Qui Nhơn
16,194.00
3,812,000
71,615
14
Kontum
25,240.00
1,775,200
300,649
15
Nha Trang
9,486.25
1,780,000
203,491
16
BMT
24,474.00
2,837,911
408,438
17
TP. HCM
2,093.70
7,395,078
683,988
18
Vĩnh Long
6,771.79
3,976,522
199,440
19
Cần Thơ
14,423.10
5,105,416
178,646
20
Mỹ Tho
9,262.00
5,288,630
126,860
21
Đà Lạt
9,764.80
1,325,000
368,487
22
Long Xuyên
10,256.00
4,300,000
250,000
23
Phú Cường
9,543.35
2,984,658
147,459
24
Xuân Lộc
5,964.00
3,175,800
921,489
25
Phan Thiết
7,282.50
1,244,941
175,849
26
Bà Rịa
1,988.65
1,427,024
254,302
Tổng cộng
314,941.41
95,247,775
6,606,495

2.     Nữ tu mang trong mình lòng thao thức của Chúa
Đứng trước hoàn cảnh này, tôi nghe văng vẳng bên tai lời Chúa nói với ngôn sứ Isaia: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa: Dạ, con đây, xin sai còn đi” (Is 6,8). Tôi còn nghe thấy tâm tư của Chúa trong sách Tin Mừng Thánh Mattêô: “Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,35-38).
Và tôi tự hỏi: “Hôm nay Chúa cần loại Nữ tu nào?”
-      Đức Cha Socrates Villegas, Chủ tịch HĐGM Phi luật Tân: “Giáo hội không thiếu linh mục, chỉ thiếu linh mục nhiệt thành”. Chúng ta cũng có thể nói cách tương tự về giới nữ tu: “Giáo Hội không thiếu nữ tu, chỉ thiếu nữ tu nhiệt thành”. Cũng cần phân biệt hai loại nhiệt thành: nhiệt thành tình cảm và nhiệt thành đức tin.
-      ĐTC Benedicto XVI: “Giáo hội không cần có nhiều linh mục, tu sĩ chung chung, nhưng cần những linh mục, tu sĩ hạnh phúc trong ơn gọi của mình”.
Nói theo lời của sách ngôn sứ Isaia và Tin Mừng Thánh Mathêu thi Nữ tu mà Chúa và Giáo hội cần là loại Nữ tu cảm được nỗi trăn trở của Chúa: “Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” và nghe được tiếng Chúa thì thào trong tai: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?”; “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” Và dám thưa như ngôn sứ Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8).
Loại Nữ tu này hôm nay cũng không thiếu. Dưới đây là một tâm tình:
Hỡi con, con không cô đơn một mình
Có Cha ở bên con,
Cha ở bên con.                                    
Vì Cha cần có một nhân tính nối tiếp để kéo dài công trình Nhập Thể và Cứu Độ của Cha.
Từ ngàn xưa Cha đã chọn con,
Cha cần con.
Cha cần đôi bàn tay của con đệ tiếp tục chúc phúc,
Cha cần đôi môi của con để tiếp tục nói,
Cha cần thân xác của con để tiếp tục chịu đau khổ,
Cha cần trái tim của con để tiếp tục thương yêu,
Cha cần CON để tiếp tục cứu rỗi,
Hãy ở lại với Cha, hỡi con của Cha.
Này con đây, lạy Chúa!
Này thân xác con
Này trái tim con
Này linh hồn con.
Xin cho con được cao thượng đủ để nâng đỡ thế gian.
Xin cho con được mạnh đủ để vác được thế giới,
Xin cho con trong sạch đủ để ôm ấp thế gian mà không hề muốn giữ nó lại cho con.
Xin cho con được nên như một môi trường gặp gỡ, nhưng là một môi trường tạm thời; để con nên như con đường hướng đến với Chúa, chứ không phải là con đường cụt.
(Michel Quoist, Lời cầu)

Đây là Nữ tu biết mở tầm nhìn của khối óc và con tim cả về chiều sâu, cả về chiều rộng. Chiều sâu: nối nguồn với Chúa Giêsu, thấm nhầm tâm tư của ngài: “Thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.”(Mt 9,36).
Chiều rộng: Nhìn ra tất cả Giáo Hội, ra khắp thế giới, bao người lầm than, vất vưởng; bao người chưa biết Chúa. Do đó, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ gì Chúa muốn. Tôi nhớ lại hình ảnh các cha thừa sai trong cuốn “Dân làng hồ” mà nhiều người đã có và đã đọc. Các ngài bỏ quê hương xứ sở, bỏ cha, bỏ mẹ sang đất nước Việt Nam chúng ta với tất cả lòng nhiệt thành. Các ngài chỉ ngong ngóng chờ lệnh của Đức Cha và hăm hở ra đi để đáp lại lời mời gọi của Chúa, qua lệnh của Đức Cha, các ngài đã nghe thấy tiếng Chúa thôi thúc: ‘Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?’ Và các ngài đã thưa: ‘Dạ, con đây, xin hãy sai con đi.’
3.     Tầm quan trọng thiết yếu của nội tâm
Để trở thành Nữ tu nhiệt thành, cỏ khả năng nghe được tiếng Chúa thì thầm bên tai, cần phải có một hành trình đi vào nội tâm để được biến đổi tận gốc rễ. Yếu tố định đoạt tất cả hoạt động đồ tông đồ, truyền giáo là chính cái hồn của người làm việc tông đồ truyên giáo. Một dụ ngôn cho thấy là đời sống tâm linh không những cần mà còn là yếu tố căn bản:

“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: ‘Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!’” (Mt 7,21-23)

Lòng của người tồng đồ mới là cái mấu chốt. Lòng người tông đồ chi phối tư tưởng, lựa chọn hành động, phong cách của người tông đồ. Người ta có thể làm việc tốt với lòng không tốt nên việc tốt không những không xây đắp, mà còn làm hại người được phục vụ. Người ta có thể rộng rãi đến độ phân phát cho người nghèo tất cả của cải, gia sản, người ta có thể giỏi giang, biết nói mọi thứ tiếng của loài người và của các Thiên Thần, người ta cũng có thể hy sinh, lao mình vào lửa cho thiêu đốt thân xác, nhưng chẳng giúp ích gì cho ai, vì không có Đức Ái (x. 1 Cor 13,1­-13). Người ta có thể nói tiên tri nhân danh Chúa, trừ quỷ nhân danh Chúa, làm phép lạ nhân danh Chúa nhưng rồi lại bị Chúa quở trách: “Ta chưa hề bao giờ biết ngươi. Xéo khỏi mắt Ta, quân làm điều gian ác” (Mt 7,21-23). Rõ ràng vấn đề ở đây là cái lòng, chứ không phải việc làm. Mấy việc họ làm là tốt hết, nhưng lòng của họ không tốt.

Cha Fernando Sozzi, cha thừa sai người Ý, sau 50 năm truyền giáo tại Bangladesh đã chia sẻ: “Ngày nay người ta nói nhiều về các phương pháp mục vụ, và người ta tổ chức nhiêu cuộc học hỏi. Các việc đó cũng là điều tốt. Nhưng phần tôi thì tôi không tin vào các phương pháp, nhưng vào tinh thần hướng dẫn các phương pháp. Bên Bengala, tôi đã thử tất cả: tôi huấn luyện các giáo lý viên tôi đi thăm các cứ điểm truyền giáo trong nhiều tháng, tôi đánh guitar và gảy đàn mandoline, tôi tổ chức các hợp tác xã và ngân hàng tín dụng nông nghiệp, tôi dạy giáo lý cho từng cá nhân và cho các nhóm, tôi tổ chức làm kịch với ý nghĩa tôn giáo. Nói tóm lại, tôi đã thử tất cả các điều mới mẻ. Tuy nhiên, nếu muốn thành thực, tôi phải nói là tôi cảm thấy là nhà truyền giáo thực sự và có được các ơn trở lại và được dân chúng tín nhiệm, khi tôi cầu nguyện nhiều hơn. Chú trọng đến các phương pháp, cách thức mục vụ, đến thần học là điều hợp lý. Tuy nhiên, một điều không bao giờ được quên, đó là việc tông đồ không phải của chúng ta, nhưng Thánh Thần Chúa. Chỉ có Chúa Giêsu mới là Đấng cứu chuộc và giải thoát con người. Dân chúng, cả những người nghèo nhất, không cần chúng ta, strợ giúp và công việc của chúng ta, nhưng họ cần Chúa Giêsu... Cần phải suy niệm những điều này nhiều giờ trong kinh nguyện, nghiền gẫm đến độ có thể gặp được Chúa Giêsu trong tâm hồn và thấy vui sướng được gặp gỡ Ngài và sống say sưa hạnh phúc với Ngài." (P. Gheddo, PIME una proposta per la missione, EMI, Bologna 1989, trg.131).       

Nhà văn người Hoa Kỳ, Ernest Hemingway, sau bao năm bôn ba tìm an bình cho lòng mình đã khám phá ra sự thật và nói lên điều đó qua lời khuyên của Mẹ giáo tập cho em tu sinh: “Này con, sự an bình con không thể tìm thấy trong Tu viện hay ngoài thế gian. Con phải tìm nó trong tâm hồn của con”.

GM Giuse Đinh Đức Đạo

GM Phụ tá GP Xuân Lộc


[1]International Bulletin of Missionary Research (David B. Barrett &Todd M. Johnson), January 2014 vol. 38 n. 1, p. 29.
[2]Trong khi các tôn giáo khác, người ta dễ có một số ý niệm, ít là khái quát, đạo Sikh, ít người biết đến. Đạo Sikhs đưọc sáng lập bởi Nanak (1469-1538) bên Ấn Độ trong bối cảnh của Ấn giáo và Hồi giáo. Giáo lý lấy chính yếu từ khuynh hướng Bakhti của Ấn giáo và thêm một ít của khuynh hướng huyền bí Sufi của Hồi Giáo. Tên Sikhs lấy từ chữ Sanskrit có nghĩa là môn đệ, tức là những môn đệ của Nanak.
[3]Annuarium Statisticum Ecclesiae 31/12/2013.
[4]Thống kê mới nhất do Văn Phòng HĐGM/VN cung cấp, phản ảnh tình trạng năm 2012. số thống kê năm 2014 có thể khác nhiều, chẳng hạn số giáo dân Xuân Lộc tính đến ngày 30/09/2014: 940.080 người.
Nguồn: http://daminhtamhiep.net/2015/02/02/ngay-hop-mat-cua-tu-si-nam-nu-giao-phan-xuan-loc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét